BS Nguyễn Thị Thúy: Cách điều trị gai cột sống

Cần biết - 11/24/2024

Bệnh gai đôi cột sống không phải là bệnh nguy hiểm đến tính mạng mà chủ yếu gây đau làm cho người bệnh thấy khó chịu.

BS Nguyễn Thị Thúy: Cách điều trị gai cột sống

Gai cột sống là một bệnh gây đau nhức làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, thậm chí gây ra một số biến chứng khó lường.

Có một số nguyên nhân dẫn đến gai cột sống, đó là do viêm khớp cột sống mãn tính làm ảnh hưởng đến phần sụn đốt sống gây hao mòn dần bề mặt của khớp, trở nên thô ráp, xù xì và cuối cùng hai bề mặt xương tiếp xúc, cọ xát lên nhau gây đau.

Do đó, gai cột sống là một đáp ứng tự nhiên của cơ thể đối với phản ứng viêm mãn tính của khớp xương cột sống. Bên cạnh đó sự lắng đọng canxi ở dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống do quá trình lão hóa cũng là một trong các nguyên nhân gây gai cột sống (loại canxi này ở dưới dạng calcipyrophosphat).

Gai cột sống có thể do nguyên nhân thoái hóa đốt sống bởi quá trình lão hóa (thông thường sau tuổi 40, nhất là nữ giới ở tuổi mãn kinh) cũng là một trong các nguyên nhân chính gây ra gai cột sống.

Để điều trị gai cột sống BS. Nguyễn Thị Thúy - Bộ Y tế khuyên người bệnh nên:

- Điều trị bằng thuốc, thường dùng là nhóm giảm đau kháng viêm non-steroid, nhóm giãn cơ, vitamin nhóm B, canxi…

- Điều trị hỗ trợ gồm: châm cứu, vật lý trị liệu giúp giảm đau và tăng vận động ở một số cơ khớp bị ảnh hưởng.

- Tập thể dục đều đặn, tránh những môn thể thao nặng mà cột sống phải chịu trọng lượng lớn như đẩy tạ, nhảy cao... Nên tập các môn thể thao dưới nước như bơi lội, đi bộ... nhằm giúp các cơ vận động tốt, tránh co, cứng, teo cơ.

Yoga cũng được xem là một phương pháp điều trị vận động, giúp giảm trọng lượng cơ thể lên phần đốt sống bệnh, đồng thời làm thư giãn vùng cơ bị ảnh hưởng.

Cần tránh tăng trọng lượng cơ thể quá mức, nói chung là tránh cho cơ thể phải chịu đựng một khối lượng lớn. Về chế độ ăn, một số nghiên cứu cho rằng nên thêm muối để giúp cơ thể tái hấp thu một phần calcium vào máu.

Ngoài ra người bệnh có thể sử dụng thêm các loại thuốc và thực phẩm chức năng glucosamin, collagen type 2… để nâng cao hiệu quả điều trị.

- Phẫu thuật được đặt ra khi có sự chèn ép vào tủy, làm hẹp ống tủy hoặc các rễ thần kinh ở cột sống. Tuy nhiên, việc phẫu thuật lấy gai đi không có nghĩa bệnh sẽ hết vĩnh viễn mà chỉ là khỏi tạm thời vì gai xương có thể mọc lại ở cùng vị trí cũ.

>>Xem thêm: Hỏi đáp về bệnh gai cột sống

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!