BS Nguyễn Thị Thúy: Cần đo huyết áp khi trong người khó chịu

Cần biết - 05/10/2024

Những thông tin dưới đây sẽ giúp phát hiện bệnh cao huyết áp.

BS Nguyễn Thị Thúy: Cần đo huyết áp khi trong người khó chịu

Tăng huyết áp là bệnh lý mãn tính, tăng dần và nguy hiểm. Tăng huyết áp là một hội chứng tim mạch tiến triển được khẳng định khi: huyết áp đo tại cơ sở y tế từ 140/90 mmHg trở lên khi đo tại nhà và khi theo dõi huyết áp lưu động 24 giờ từ 135/85 mmHg trở lên.

BS Nguyễn Thị Thúy - Chuyên khoa Nội - Bộ Y tế cho biết:

Muốn phát hiện tăng huyết áp, bệnh nhân chỉ có cách khám và đo huyết áp tại các cơ sở y tế. Thông thường, muốn biết mình có bị tăng huyết áp hay không, phải qua vài đợt khám trong 1-2 tháng mới xác định được tăng huyết áp.

Bệnh nhân nên đo huyết áp ít nhất mỗi năm 1 lần khi cơ thể cảm thấy bình thường, nên đo huyết áp khi trong người khó chịu như chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi không giải thích được.

Thông thường, nếu tìm ra nguyên nhân gây tăng huyết áp (tăng huyết áp thứ phát, mắc phải) thường chiếm 5-10% số bệnh nhân, tăng huyết áp chữa triệt để được, ví dụ tăng huyết áp do hẹp động mạch thận, sau khi nong động mạch hẹp, huyết áp bình thường trở lại, không phải uống thuốc lâu dài.

Còn lại là tăng huyết áp không rõ nguyên nhân, còn gọi là tăng huyết áp vô căn hoặc tiên phát, nguyên phát chiếm 90-95% số bệnh nhân tăng huyết áp, bệnh này sẽ phải phối hợp giữa chế độ ăn, luyện tập và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Nên nhớ điều trị tăng huyết áp không rõ nguyên nhân là điều trị suốt cả cuộc đời, đòi hỏi người bệnh phải dùng thuốc hàng ngày, tái khám sau mỗi đợt điều trị.

>>Xem thêm: Hỏi đáp về bệnh cao huyết áp

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!