Tăng huyết áp là bệnh lý mãn tính, tăng dần và nguy hiểm. Tăng huyết áp là một hội chứng tim mạch tiến triển được khẳng định khi: huyết áp đo tại cơ sở y tế từ 140/90 mmHg trở lên khi đo tại nhà và khi theo dõi huyết áp lưu động 24 giờ từ 135/85 mmHg trở lên.
Phần lớn tăng huyết áp không có triệu chứng. Các dấu hiệu nhức đầu, chóng mặt, choáng váng, buồn nôn, mệt mỏi… không phải là biểu hiện chỉ của mỗi tăng huyết áp. Khi có triệu chứng tăng huyết áp, thường lúc này đã là biến chứng hoặc tình trạng tăng huyết áp đã nặng.
Thông thường, muốn biết mình có bị tăng huyết áp hay không, phải qua vài đợt khám trong 1-2 tháng mới xác định được tăng huyết áp. Người bệnh nên đo huyết áp ít nhất mỗi năm 1 lần khi cơ thể cảm thấy bình thường, nên đo huyết áp khi trong người khó chịu như chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi không giải thích được.
BS. Nguyễn Thị Thúy - Chuyên khoa Nội - Bộ Y tế cho biết: 'Những người có thể bị tăng huyết áp thường gặp bao gồm: Những người béo phì, người mắc một số bệnh nội khoa như rối loạn mỡ máu, đái tháo đường tuýp 2, hội chứng chuyển hóa; người uống rượu nhiều: người uống hơn 60g cồn mỗi ngày thì bị dễ tăng huyết áp gấp 1,5 lần người không uống; người có cha mẹ, anh chị em ruột bị tăng huyết áp, nam giới hoặc phụ nữ mãn kinh. Đặc biệt, đối tượng dễ bị tăng huyết áp nhất là người cao tuổi, tuổi càng cao, càng dễ bị tăng huyết áp: trung bình cứ tăng 10 tuổi thì tỷ lệ tăng huyết áp là 5%'.
>>Xem thêm: Hỏi đáp về bệnh cao huyết áp
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!