Tăng huyết áp trong thời kì mang thai là báo động một thai kỳ nguy cơ. Việc quan trọng cần làm là theo dõi sát huyết áp trước và trong khi mang thai. Nếu có tình trạng tăng huyết áp xảy ra, phải nhờ sự can thiệp từ bác sĩ ngay lập tức.
Nếu phát hiện bị tăng huyết áp trước khi mang thai (tăng huyết áp mạn tính), phải có phác đồ điều trị tùy theo căn nguyên gây tăng huyết áp.
Đối với tăng huyết áp đơn thuần không có các biểu hiện của tiền sản giật, cần theo dõi huyết áp thường xuyên khi khám thai.
Đối với tăng huyết áp trong tiền sản giật (tăng huyết áp + protein niệu + phù), phải được điều trị nội trú tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Nhiều trường hợp điều trị nội khoa không kết quả phải mổ lấy thai sớm.
BS. Nguyễn Văn An - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định cho biết:
'Việc không được phát hiện và điều trị cao huyết áp trong thời kỳ mang thai sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng sức khỏe của thai nhi. Một số rủi ro có thể xảy ra như: thai kém phát triển, thai chết lưu trong tử cung, đẻ non, thai chết ngay sau sinh…
Ngoài ra, tăng huyết áp khi mang thai còn có thể gây các biến chứng cho mẹ như: sản giật, rau bong non, suy gan, suy thận, phù phổi cấp, chảy máu…'.
>>Xem thêm: Hỏi đáp về bệnh cao huyết áp
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!