Khi tĩnh mạch hậu môn hoạt động kém, máu đi đến đây sẽ không lưu thông được, ứ đọng làm cho tĩnh mạch bị dãn, phình ra.
Nguyên nhân của bệnh trĩ:
- Rối loạn tiêu hóa.
- Tâm sinh lý: Bực bội buồn vui quá mức, lao động trí óc căng thẳng.
- Tuổi càng nhiều càng dễ mắc bệnh trĩ.
- Nghề nghiệp: Ngồi nhiều, đứng nhiều, ít hoạt động, lao động nặng nhọc.
- Khí hậu nhiệt đới: Mưa nhiều, ẩm ướt, thay đổi thời tiết.
- Các bệnh trong hậu môn trực tràng, viêm đại tràng mãn, lỵ amip mãn tính,vv..
- Yếu tố di truyền
- Ngoài ra còn một số yếu tố khác: Có thai, béo phì, đái tháo đường, lười vận động, chế độ ăn uống không hợp lý…
Về việc khắc phục và điều trị bệnh trĩ, BSCKII. Vũ Thị Lừu - Bệnh viện E cho biết:
'Khi bị bệnh trĩ cần phải điều trị sớm để tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. Tuy nhiên, muốn điều trị hiệu quả, người bệnh cần phải xác định chính xác mình đang bị trĩ loại nào, độ mấy. Sau đó mới lựa chọn cách điều trị chính xác và phù hợp.
Người bệnh có thể áp dụng một số cách khắc phục bệnh trĩ tại nhà như sau:
- Nên mặc quần lót bằng vải cotton để tránh môi trường ẩm ướt làm trầm trọng thêm bệnh trĩ. Ngoài ra, mặc quần rộng và thoải mái để tránh áp lực lên búi trĩ.
Cần ăn nhiều chất dinh dưỡng có chứa chất xơ như trái cây, rau quả, các loại rau ăn hằng ngày có tác dụng nhuận tràng nhằm giảm thiểu đau đớn khi đi tiêu. Ngoài ra, nên uống nhiều nước hàng ngày khi điều trị, tránh ăn các đồ ngọt, cay, nóng, uống các chất kích thích gây hại đường ruột.
Tránh làm những động tác nặng, không ngồi hay đứng quá lâu, co gồng hậu môn sẽ giảm thiểu được tình trạng chảy máu búi trĩ do căng giãn các tĩnh mạch bên trong. Giữ vệ sinh hằng ngày sau khi đi tiêu, nên ngâm với nước ấm có pha với muối.'
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!