BSCKII Vũ Thị Lừu: Bị chứng ruột kích thích không nên ăn khoai

Cần biết - 04/30/2024

Hội chứng ruột kích thích là rối loạn chức năng của ống tiêu hóa nhưng biểu hiện chủ yếu là các triệu chứng của đại tràng.

Câu hỏi: Chào Bác sĩ! Tôi là nam, năm nay 25 tuổi. Tôi để ý thấy mỗi lần tôi quan hệ với bạn gái và đôi khi có thủ dâm thì cứ khi xuất tinh xong tôi thường thấy hay đau bụng. Hầu như tôi ăn thức ăn gì cũng gây đau bụng tiêu chảy cả. Tôi cảm giác bụng rẩt yếu, có thể đau bụng bất cứ lúc nào và thường xảy ra liên tục. Tôi để ý căn bệnh này 2 năm nay rồi và càng ngày càng nặng. Khi nào mà trong tuần tôi xuất tinh nhiều hơn 2 lần là bị. Tôi để ý mấy năm nay rồi nhưng vì ngại không dám đi khám Bác sĩ. Mong Bác sĩ co thể giới thiệu phương thuốc để trị bệnh này giúp tôi? Cám ơn Bác sĩ ạ!

BSCKII Vũ Thị Lừu: Bị chứng ruột kích thích không nên ăn khoai

Trả lời:

Đây là các rối loạn chức năng của ruột tái đi tái lại nhiều lần mà không tìm thấy các tổn thương về giải phẫu, tổ chức học, sinh hóa ở ruột

BSCKII Vũ Thị Lừu - Chuyên khoa Nội - Tiêu hóa - Bệnh viện E, cho biết:

Đau bụng hoặc cảm giác khó chịu ở bụng kéo dài 12 tuần hoặc trong 12 tháng trước đó, không nhất thiết liên tục, kèm theo:

- Giảm đi sau đại tiện.

- Thay đổi hình dạng khuôn phân.

- Thay đổi số lần đi đại tiện.

Ngoài các triệu chứng trên có thể gặp thêm các triệu chứng không đặc hiệu nhưng gợi ý chẩn đoán HCRKT:

- Số lần đại tiện không bình thường (>3 lần/ngày hoặc < 3 lần/tuần).

- Phân không bình thường (lỏng, cứng, nhão).

- Đại tiện có lúc phải chạy vội vào nhà xí, hoặc phải rặn nhiều,hoặc cảm giác đi chưa hết phân.

- Bụng chướng hơi, cảm giác nặng tức bụng.

- Phân có nhầy mũi nhưng không bao giờ có máu.

- Các triệu chứng không đặc hiệu trên luôn thay đổi theo thời gian, phụ thuộc vào chế độ và thức ăn đồ uống. Nếu ăn uống các thức ăn không thích hợp ngay lập tức xuất hiện các triệu chứng rối loạn; nếu ăn kiêng các triệu chứng có thể hết.

Các biện pháp giảm nhẹ bệnh:

Chế độ ăn rất quan trọng trong điều trị hội chứng ruột kích thích:

- Khi đang có triệu chứng rối loạn tiêu hóa nên tránh ăn các thức ăn, nước uống không thích hợp.

- Thức ăn khó tiêu, dễ sinh hơi như: Khoai, sắn, bánh ngọt nhiều bơ, hoa quả có nhiều đường (cam, quýt, xoài, mít...). Đồ uống nhiều đường và có gas, chất kích thích (rượu, cà phê, gia vị chua cay...). Những thức ăn để lâu, bảo quản không tốt. Nếu có tiêu chảy tránh ăn qua nhiều thức ăn có nhiều chất xơ (rau muống, rau cải, dưa...).

Chế độ luyện tập rất cần thiết, phải kiên trì:

- Luyện tập chế độ đại tiện 1 lần trong ngày, xoa bụng buổi sáng khi ngủ dậy để gây cảm giác muốn đại tiện.

- Luyện tập thư giãn, khí công, tập thể dục, đi bộ thường xuyên.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!