Các cách phòng tránh viêm ruột thừa thai kì

Xét Nghiệm - 05/07/2024

Trong suốt thời kỳ mang thai, thai phụ có thể bị đau bụng bất cứ khi nào, dấu hiệu đau bụng có thể là của động thai, dọa sẩy hoặc dọa đẻ non nhưng cũng có thể là dấu hiệu bệnh lý nội ngoại khoa khác. Trong đó có viêm ruột thừa, nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.

Trong suốt thời kỳ mang thai, thai phụ có thể bị đau bụng bất cứ khi nào, dấu hiệu đau bụng có thể là của động thai, dọa sẩy hoặc dọa đẻ non nhưng cũng có thể là dấu hiệu bệnh lý nội ngoại khoa khác. Trong đó có viêm ruột thừa, nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.

Triệu chứng lâm sàng khi mẹ bầu mắc viêm ruột thừa

Triệu chứng lâm sàng của bệnh tùy thuộc vào tuổi thai

Trong 3 tháng đầu thai kỳ

Lúc này tử cung còn nhỏ, chưa có nhiều thay đổi về giải phẫu, nhưng do có thai nên có một số rối loạn cơ năng như triệu chứng nghén làm che mất triệu chứng của viêm ruột thừa.

- Sốt: Sốt không cao, nhiệt độ >= 380C, liên tục.

- Mạch nhanh (>100 lần / phút).

- Buồn nôn và nôn: Rất dễ nhầm với triệu chứng nghén.

- Đau bụng: Lúc đầu đau quanh rốn, sau khu trú vùng hố chậu phải, đau âm ỉ, không dữ dội đột ngột.

- Không ra máu âm đạo.

- Toàn thân có hội chứng nhiễm trùng: Môi khô, lưỡi bẩn.

- Khám bụng: nắn vùng hố chậu phải bệnh nhân rất đau và có phản ứng rõ.

Trong 6 tháng cuối thai kì

Giai đoạn này tử cung to, ruột thừa bị đẩy lên cao và ra ngoài sát thành bụng nên các triệu chứng không điển hình.

- Sốt: Thai phụ sốt cao từ 38,50 – 390C

- Mạch nhanh (>100 lần / phút)

- Đau bụng: Vị trí đau cao hơn bình thường, có khi đau ở vùng hạ sườn phải, đau tăng dần và ngày càng nặng nề hơn.

- Rối loạn tiêu hóa: Bụng chướng, bí trung đại tiện, có thể ỉa chảy.

- Toàn thân: Hội chứng nhiễm trùng rõ, môi khô, lưỡi bẩn.

- Khám: Có thể có cơn co tử cung do tử cung bị kích thích, nắn bên phải thai phụ rất đau đặc biệt là khi nằm nghiêng sang trái.

- Khám sản khoa: Không thấy ra máu âm đạo, không có dấu hiệu chuyển dạ đẻ.

Các cách phòng tránh viêm ruột thừa thai kì

Ảnh hưởng của viêm ruột thừa đối với mẹ và thai nhi

Đối với mẹ

Nếu được chuẩn đoán sớm, kịp thời phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa (mổ mở hoặc nội soi) thường mang lại kết quả tốt cho mẹ và thai.

Nếu chuẩn đoán muộn, viêm ruột thừa cấp sẽ chuyển thành apxe ruột thừa, vỡ mủ dễ gây tử vong cho mẹ, hoặc gây vô sinh thứ phát.

Đối với thai nhi

Viêm ruột thừa thường dẫn đến sảy thai, đẻ non, thai chết lưu hoặc nhiễm trùng sơ sinh lúc đẻ.

Viêm ruột thừa lúc mang thai tuy ít gặp nhưng gây ra nhiều hậu quả và biện chứng nặng nề. Những biến chứng có thể gặp là nhiễm khuẩn vết mổ, apxe ổ bụng, nhiễm khuẩn máu, sảy thai, đẻ non (nếu viêm phúc mạc RT tỷ lệ đẻ non có thể 27%).

Quản lý thai, khám thai định kỳ phát hiện sớm những biểu hiện bất thường để chẩn đoán và điều trị kịp thời để không gây biến chứng nặng nề cho sản phụ và thai nhi.

Các cách phòng tránh viêm ruột thừa thai kì

Để phòng viêm ruột thừa khi mang thai, các mẹ cần khám thai định kỳ nhằm phát hiện sớm những biểu hiện bất thường để chẩn đoán và điều trị kịp thời để không gây biến chứng nặng nề cho sản phụ và thai nhi.

Khi có những dấu hiệu đau bụng trong thai kỳ cần đi kiểm tra ngay, nhất là có dấu hiệu đau bên hố chậu hay hạ sườn phải.

Viêm ruột thừa là một bệnh lý gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm với mọi lứa tuổi, với phụ nữ bị viêm ruột thừa sẽ nguy hiểm hơn nhiều bởi việc chẩn đoán sẽ gặp khó khăn hơn, nhất là giai đoạn 6 tháng cuối thai kỳ do ruột thừa bị tử cung đẩy lên cao hơn nhất là khi thai to, nguy cơ vỡ ruột thừa, nguy cơ sảy thai, sinh non....

Ngoài ra một chế độ ăn uống cân bằng sẽ giúp ích cho đường tiêu hóa giúp mẹ phòng tránh được bệnh viêm ruột thừa:

Trái cây

Hãy thường xuyên ăn nhiều trái cây vì chúng có nhiều chất xơ giúp giảm nguy cơ bị viêm ruột thừa. Chất xơ giúp làm sạch tạp chất. Chúng có nhiều trong quả việt quất, mâm xôi, lê, táo, chuối, đu đủ, xoài. Ngoài chất xơ, hoa quả cũng có chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp nâng cao sức khỏe tổng thể.

Các cách phòng tránh viêm ruột thừa thai kì

Rau

Rau cũng chứa nhiều chất xơ đảm bảo hữu ích cho hệ tiêu hóa. Chúng ta nên ăn nhiều rau có màu xanh sẫm. Đậu, khoai tây, cà rốt, củ cải cũng cung cấp nhiều chất xơ. Đặc biệt các loại rau họ cải sẽ giúp trung hòa các độc tố trong ruột.

Các loại ngũ cốc

Ngũ cốc được khuyến khích nên có trong khẩu phần ăn vì giúp đường ruột được khỏe mạnh và giảm nguy cơ bị viêm ruột thừa. Hiện nay, có thể dễ dàng tìm mua ngũ cốc nguyên hạt trong các siêu thị với nhiều lợi ích lành mạnh.

Thực phẩm chống viêm nhiễm

Không nên bỏ qua một số loại thực phẩm kháng khuẩn và chống viêm trong chế độ ăn uống như nghệ (tác dụng giảm viêm ruột thừa và thuyên giảm cơn đau), chanh (giúp giảm đau và điều trị chứng khó tiêu, táo bón), tỏi (làm tăng khả năng miễn dịch, giảm viêm và làm dịu cơn đau), gừng (giảm triệu chứng buồn nôn, ói mửa), húng quế (làm dịu cơn đau và giảm sốt, giảm sưng).

Xét nghiệm sàng lọc thai kỳ phát hiện nguy cơ dị tật thai nhi

Xét nghiệm tại nhà Xander

Xét nghiệm tại nhà Xander đã và đang là lựa chọn của rất nhiều phụ nữ mang thai muốn thực hiện sàng lọc định kỳ bởi: Xander là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nộivà hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, Xander cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:

  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

Các cách phòng tránh viêm ruột thừa thai kì

Hiện Xander cung cấp 3 gói xét nghiệm Sàng lọc thai kỳ tùy theo từng giai đoạn mang thai của mỗi mẹ, bao gồm: Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36. 3 gòi xét sẽ có các xét nghiệm giúp phát hiện sớm các hiện tượng bất thường khi đang mang thai nhằm có những phương pháp chăm sóc hay điều trị phù hợp và kịp thời.

Giá gói xét nghiệm:

  • Sàng lọc thai kỳ từ tuần 11-13:721,000 đồng.
  • Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22: 720,000 đồng.
  • Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36: 505,000 đồng.

Cách tính tổng giá xét nghiệm:

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm (theo từng gói khách hàng lựa chọn) + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline để được tư vấn cụ thể.

Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • Tìm hiểu nguyên nhân mẹ bầu mắc viêm ruột thừa
  • Viêm ruột thừa có nguy hiểm không?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!