Mẹ bầu đã bước vào giai đoạn cuối cùng của thời kỳ mang thai. Chắc hẳn thời điểm này bất kỳ mẹ nào cũng sẽ có những hiện tượng cuối thai kỳ hay những dấu hiệu sắp sinh. Những hiện tượng đó là gì và cách khắc phục như thế nào, hãy cùng Lily & WeCaretìm hiểu qua bài viết sau.
Mẹ đã vượt qua được 2/3 chặng đường thai kỳ một cách suôn sẻ nhưng đừng vì thế mà chủ quan bởi những tháng cuối mang thai thực sự vô cùng quan trọng. Lúc này thai nhi đã lớn, nên có thể gây nhiều khó khăn hơn cho mẹ bầu trong việc vận động, cũng vì thế mà mẹ phải đối mặt với nhiều hiện tượng bất thường.
Một số hiện tượng mẹ bầu thường gặp khi bước vào những tháng cuối thai kỳ:
1. Khó ngủ
Nguyên nhân:
– Những thay đổi hormone nội tiết tố trong cơ thể, cộng thêm tác dụng phụ khi mang thai, đã ảnh hưởng không ít đến hệ tiêu hóa của mẹ bầu. Và đó là nguyên nhân gây nên chứng táo bón, ợ nóng, khó tiêu, đầy bụng và cuối cùng dẫn đến chứng mất ngủ.
– Tư thế ngủ không thoải mái cũng có thể làm bà bầu ngủ không ngon, và không sâu giấc.
– Một số thai phụ còn bị ảnh hưởng tâm lý trong khi mang thai hay lo lắng về sự phát triển của thai nhi, đây chính là một trong các nguyên nhân gây xáo trộn giấc ngủ của mẹ bầu.
– Vào giai đoạn cuối thai kỳ, không ít mẹ bầu bị chuột rút “hành hạ” mỗi đêm, dẫn đến tình trạng khó ngủ và ngủ không sâu giấc.
– Chứng đi tiểu liên tục trong thai kỳ cũng dễ dẫn đến hiện tượng mất ngủ khi mang thai.
Cách khắc phục:
– Nếu mẹ bầu bị chứng bệnh về hệ tiêu hóa thì nên kê gối cao đầu khi ngủ để hạn chế những sự khó chịu đó.
– Các mẹ bầu nên đọc sách, vận động nhẹ nhàng hoặc tắm, và ngâm chân bằng nước ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp mẹ có giấc ngủ tốt hơn, và hạn chế được hiện tượng chuột rút.
– Tư thế ngủ khi mang thai tốt nhất là nên nằm nghiêng về bên trái, như vậy sẽ giúp lượng máu đến thai nhi dễ dàng hơn. Bạn cũng nên đặt chiếc gối kê ở phần bụng khi nằm nghiêng và thêm một chiếc gối giữa hai đùi mẹ bầu, để tư thế ngủ được dễ chịu và thoải mái.
– Lo lắng khi mang bầu là điều hiển nhiên, nhất là những ai lần đầu làm mẹ, nhưng việc lo lắng nhiều quá thì không nên vì sẽ ảnh hưởng cho cả mẹ và bé khi mang thai. Mẹ bầu nên tập trung thư giãn, nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý và tập luyện điều độ, đồng thời cũng tránh dùng đồ ăn, thức uống cay và nóng, chứa caffeine gây rối loạn giấc ngủ.
– Hạn chế uống nước quá nhiều vào buổi tối, nhất là sau 8 giờ tối để tránh đi tiểu đêm, gây rối loạn giấc ngủ của bạn.
– Tập thể dục điều độ, nhất là bộ môn yoga để có thể giúp mẹ bầu dễ ngủ hơn.
2. Phù nề
Nguyên nhân:
Khi mang thai, lượng nước trong cơ thể người phụ nữ tăng lên, và nếu không kiểm soát được sự tích trữ lượng nước này thì sẽ khiến cho ngực, các mô và chân tay dễ bị phù nề. Hiện tượng phù nề có thể ngày càng gia tăng theo thời gian mang thai.
Cách khắc phục:
- Để tránh phù nề, mẹ bầu không nên đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu. Hãy đứng lên đi lại cho cơ thể được vận động và thoải mái.
- Hàng ngày, mẹ bầu nên ngâm chân, ngâm tay vào nước ấm để làm máu lưu thống dễ dàng hơn trong cơ thể và giúp giảm thiểu hiện tượng phù nề.
Nếu hiện tượng phù nề xuất hiện trên tất cả các bộ phận cơ thể người mẹ, thì mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để có sự chẩn đoán đúng đắn nhất. Phù nề quá mức có thể là dấu hiệu của hội chứng tiền sản giật và nhiều bệnh khác như tim, gan, thận, hay thiếu máu.
3. Khó thở
Nguyên nhân:
– Có nhiều nguyên nhân gây khó thở cho mẹ bầu khi mang thai, nhưng nguyên nhân chính thường do những thay đổi của cơ thể trong thai kỳ. Sự gia tăng hormone khi mang thai, đặc biệt là hormone progesterone, trực tiếp ảnh hưởng đến phổi và kích thích trung tâm hô hấp ở não của mẹ. Vì vậy, khi mang thai bạn thường cảm thấy hơi thở gấp gáp và khó khăn hơn.
– Trong quá trình mang thai, tử cung của bạn sẽ lớn dần lên để thích nghi với sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, khi tử cung mở rộng sẽ chèn ép, khiến hoạt động của cơ hoành bị hạn chế, và làm bạn cảm thấy khó thở.
Cách khắc phục:
– Không nên làm việc vội vàng, tránh làm việc nặng nhọc, hay đi lại nhiều để giảm sự căng thẳng cho cơ thể và không bị mất sức quá nhiều.
– Khi cảm thấy khó thở, mẹ bầu nên thay đổi tư thế của mình. Nếu đang ngồi nên ngồi thẳng lưng, vai đẩy ra phía sau. Khi ngủ, bà bầu cũng có thể chèn thêm gối ở phía trên để giảm bớt áp lực của tử cung lên cơ hoành.
– Mẹ bầu cũng nên chăm chỉ tập thể dục khi mang thai, để điều hòa và kiểm soát hơi thở của mình tốt hơn. Các bài tập yoga và đi bộ là những bài tập nhẹ nhàng, giúp mẹ cung cấp oxy cho phổi nhiều hơn, và giúp mẹ cải thiện tình trạng khó thở tốt hơn.
– Mẹ cũng nên bỏ ra 10 phút mỗi ngày để tập hít thở, giúp mở rộng phổi và khắc phục tình trạng khó thở khi mang thai.
4. Khó đi lại
Nguyên nhân:
– Bụng bầu càng lớn, mẹ bầu càng vất vả và mệt mỏi, thậm chí với đôi chân bị phù nề sẽ gây rất nhiều khó khăn cho việc đi lại.
– Bụng bầu to lên khiến bạn dễ mất thăng bằng, dẫn tới vấp hay ngã khi di chuyển.
– Bên cạnh đó, những chứng đau nhức sẽ gia tăng khi thai nhi phát triển theo từng ngày. Mẹ bầu có thể phải đối mặt với cơn đau lưng triền miên, hay các cơn đau ở khu vực mông và háng. Những cơn đau này sẽ mạnh hơn và xuất hiện nhiều hơn khi bạn đứng hoặc đi lại nhiều.
Cách khắc phục:
– Để giảm bớt tình trạng phù nề, các chị em nên mặc quần áo và giày thoải mái, đồng thời xoa bóp nhẹ nhàng cho chân hay ngâm chân với nước ấm trước khi đi ngủ. Ngoài ra, phải có thực đơn ăn uống cân bằng cho bà bầu theo từng giai đoạn mang thai.
– Áp lực từ trọng lượng của thai nhi chính là nguyên nhân gây ra những cơn đau khó chịu của mẹ bầu. Giải pháp hoàn hảo nhất bây giờ đó là thường xuyên mát-xa, và tập thể dục mỗi ngày. Đồng thời, khi ngồi, bạn nên kê chân để tránh áp lực của bào thai lên hông và cũng có thể chườm ấm vào háng cho đến khi cơn đau dịu đi.
Chồng - hãy là người đồng hành cùng vợ trong cuộc "vượt cạn"
Mẹ bầu nên ăn gì trong những ngày sắp "vượt cạn"
Tắc mạch ối: Tai biến sản khoa nguy hiểm, khó lường
Điều trị trầm cảm cuối thai kì hiệu quả cho mẹ bầu
Cân nặng thai nhi 35 tuần tuổi đúng chuẩn
5. Tụt huyết áp, chóng mặt
Nguyên nhân:
Tụt huyết áp trong thai kỳ là chuyện thường thấy bởi khi đứng lên hoặc ngồi xuống đột ngột khiến cho máu lưu thông không kịp thì sẽ dẫn đến biểu hiệu chóng mặt. Tuy nhiên, ở giai đoạn cuối thai kỳ, trọng lượng ở tử cung mẹ bầu tăng lên đáng kể gây áp lực cho tĩnh mạch chủ khiến hiện tượng chóng mặt ở bà bầu tăng lên.
Cách khắc phục:
Khi thấy có những biểu hiện như trên, mẹ bầu nên thay đổi tư thế nằm hoặc hạn chế đứng lên ngồi xuống đột ngột để giảm thiểu áp lực tới tử cung và tránh tình trạng chóng mặt.
Nếu mẹ bị tụt huyết áp thường xuyên thì có thể đó là dấu hiệu mẹ bị thiếu máu hoặc bệnh nguy hiểm, như vậy chị em nên đi khám bệnh để được bác sĩ chẩn đoán chính xác.
Với những hiện tượng thường gặp trong giai đoạn cuối thai kỳ mà Lily & WeCare cung cấp trên đây, mong rằng sẽ giúp các mẹ nắm bắt được những biểu hiện thất thường và cách khắc phục các hiện tượng ấy một cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe chuẩn bị cho kỳ sinh nở sắp tới.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!