Ngôi thai lý tưởng nhất để cuộc sinh nở thuận lợi là ngôi xoay đầu, nghĩa là đầu bé chúc xuống và gáy quay về phía bụng mẹ. Tuy nhiên, một số bé khi chuẩn bị chui ra khỏi bụng mẹ lại không nằm đúng tư thế như vậy mà có bé thích nằm ngang, có bé thích chui ra với mông hay đầu và đây đều là các trường hợp ngôi thai ngược.
Trước khi cuộc sinh sở diễn ra, trong quá trình đi khám thai và siêu âm thai định kỳ, nếu được chuẩn đoán là ngôi thai ngược thì mẹ nhất định phải thông báo cho bác sĩ sản khoa để sử dụng các biện pháp can thiệp thích hợp nếu cần. Bên cạnh đó, mẹ có thể tham khảo các kỹ thuật phổ biến nhất hiện nay đang được áp dụng để giúpxoay ngôi thai ngược dưới đây:
1. Thủ thuật xoay ngôi thai bên ngoài (ECV)
ECV thường được thực hiện tốt nhất trong khoảng từ 35 đến 38 tuần sau khi các biện pháp khác không hiệu quả.
Đây là thủ thuật xoay ngôi thai bắt buộc phải được tiến hành tại bệnh viện, phòng khám hay trung tâm chăm sóc sinh sản và dưới sự hướng dẫn của bác sĩ siêu âm. ECV thường được thực hiện tốt nhất trong khoảng từ 35 đến 38 tuần sau khi các biện pháp khác không hiệu quả. Bác sĩ sẽ dùng tay để nắn lại vị trí của thai nhi bằng cách cẩn thận ấn và đẩy bụng mẹ sau khi đã tiêm thuốc làm giãn tử cung.
Theo các tài liệu y học thì kỹ thuật xoay thai ngoài này có tỷ lệ thành công từ 40-70% và chỉ mất vài phút. Tuy nhiên, ECV không phải lúc nào cũng an toàn và một số thai phụ cảm thấy rất khó chịu trong quá trình xoay thai. Tất nhiên, cảm giác khó chịu đó vẫn sẽ không đau đớn bằng quá trình hồi phục sau sinh mổ nếu như thai nhi không quay đầu đúng hướng.
2. Bài tập tì người về phía trước
Đây là tư thế được khuyến cáo bởi các bác sĩ sản khoa cho tất cả các phụ nữ mang thai khi gần đến ngày sinh. Ảnh minh họa.
Trước khi đi ngủ 10 đến 15 phút hoặc trong khi xem phim, bạn hãy nghỉ ngơi trong tư thế của đứa trẻ nếu cảm thấy thoải mái. Tư thế này sẽ giúp thư giãn cơ xương chậu và tạo ra lực kéo trong tử cung. Bạn cũng có thể nhẹ nhàng xoay hông giống như múa bụng để khuyến khích bé di chuyển. Để tăng hiệu quả của phương pháp này bạn cũng có thể kết hợp với việc chườm nóng, chườm lạnh hoặc cho bé nghe nhạc.
3. Phương pháp châm ngải cứu
Chữa bệnh bằng ngải cứu là kỹ thuật chữa bệnh cổ truyền của nền y học Trung Quốc. Châm ngải là cách sử dụng nhiệt từ một điếu ngải (giống như điếu xì gà) với một đầu được đốt nóng và đầu còn lại được áp vào gần điểm được cho là ngón chân của thai nhi trên bụng mẹ (huyệt BL67).
Người ta cho rằng, kỹ thuật dùng ngải cứu sẽ giúp tăng cường hoạt động của thai nhi và kích thích bé lật sang vị trí ngôi thuận. Một số nghiên cứu của Châu Âu đã chứng minh hiệu quả của kỹ thuật này đến việc thay đổi vị trí thai nhi sớm nhất là ở 32 tuần tuổi. Và vì kỹ thuật này được cho là không có tác dụng phụ nên bạn có thể cân nhắc để lựa chọn khi muốnxoay ngôi thai.
4. Nhờ sự hỗ trợ của chuyên viên nắn khớp và kỹ thuật Webster
Bằng cách phục hồi sự cân bằng và chức năng của vùng xương chậu, người ta tin rằng bằng cách này sẽ kích thích đứa trẻ di chuyển sang vị trí ngôi đầu. Ảnh minh họa.
Kỹ thuật Webster là kỹ thuật để giải quyết vấn đề bất đối xứng trong xương chậu và xương hông. Bằng cách phục hồi sự cân bằng và chức năng của vùng xương chậu, người ta tin rằng nó sẽ kích thích đứa trẻ di chuyển sang vị trí ngôi đầu. Nếu bạn thường xuyên phải đến gặp các chuyên viên nắn khớp, hãy yêu cầu họ kiểm tra liệu dây chằng của bạn có hẹp hơn hoặc ngắn hơn không.
Mặc dù kỹ thuật này được cho là sẽ tối ưu hóa không gian cho thai nhi xoay chuyển nhưng nếu bạn cảm thấy bất kỳ điều gì không thoải mái, hãy dừng lại và tin tưởng vào bản năng của mình.
5. Bài tập nằm nghiêng
Để thực hiện động tác này, mẹ bầu phải nằm trên sàn và nâng hông lên nhờ 2 bàn chân đặt dưới sàn hoặc có thể nhờ sự trợ giúp của vài chiếc gối. Phương pháp này giúp cằm thai nhi tì sát xuống ngực và đây là bước đầu tiên giúp xoay chuyển vị trí của thai nhi.
Bạn cũng có thể sử dụng một tấm ván rộng (thậm chí là cây ủi quần áo), kê một đầu lên ghế và đầu còn lại trên sàn nhà để tạo ra một cây cầu dốc. Bạn nằm lên tấm ván với đầu hướng xuống dưới trong khoảng 20 phút. Tuy nhiên, bạn nhớ thực hiện động tác này khi đói hoặc khi bé đang hoạt động, cố gắng thả lỏng cơ thể và tránh căng cơ bụng để tăng hiệu quả và kích thích bé di chuyển.
6. Bơi lội
Những động tác thực hiện trong quá trình bơi lội có thể giúp thai nhi tự xoay về phía ngôi thai thuận.
Những động tác thực hiện trong quá trình bơi lội có thể giúp thai nhi tự xoay về phía ngôi thai thuận. Mặc dù chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh được hiệu quả của phương pháp này nhưng vì nó không gây hại cho thai nhi mà thậm chí còn mang lại những lợi ích về sức khỏe cho người mẹ nên bạn hoàn toàn yên tâm khi thử áp dụng phương pháp này.
7. Âm nhạc
Âm nhạc có thể kích thích thai nhi hướng tới chỗ có âm thanh và nhờ đó thai nhi sẽ di chuyển về đúng vị trí trước khi sinh. Ảnh minh họa.
Nhiều người tin rằng việc sử dụng âm nhạc có thể kích thích thai nhi hướng tới chỗ có âm thanh và nhờ đó thai nhi sẽ di chuyển về đúng vị trí trước khi sinh. Cách phổ biến nhất là cho bé nghe những bản nhạc cổ điển hoặc những bài hát ru có giai điệu êm dịu bằng cách đặt tai nghe lên phần dưới bụng bạn.
Trong giai đoạn thai kỳ từ 34 đến 36 tuần tuổi, các bác sĩ khuyến khích mẹ bầu lựa chọn các kỹ thuật tự nhiên, dễ làm và không có tác dụng phụ. Chỉ khi thai nhi từ 36 tuần trở đi, kỹ thuật ECV mới được đề xuất sử dụng và mẹ bầu có thể sẽ phải lựa chọn sinh con bằng phương pháp mổ đẻ.
Nguồn: Parent
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!