Ngôi thai ngược mẹ có sinh thường được không?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Thai nhi khi ở tuần thứ 32 là sẽ bắt đầu quay đầu lại. Thế nhưng, cũng có những thai nhi đã quay đầu lại nhưng lại quay ngược khiến cho ngôi thai chưa ổn và dẫn đến những khó khăn nhất định cho sản phụ. Rất nhiều chị em hay thắc mắc “ngôi thai ngược có thể sinh bình thường được hay không?”. Lily & WeCare sẽ giúp chị em tìm hiểu về điều này.

Thai nhi khi ở tuần thứ 32 là sẽ bắt đầu quay đầu lại. Thế nhưng, cũng có những thai nhi đã quay đầu lại nhưng lại quay ngược khiến cho ngôi thai chưa ổn và dẫn đến những khó khăn nhất định cho sản phụ. Rất nhiều chị em hay thắc mắc “ngôi thai ngược có thể sinh bình thường được hay không?”. Lily & WeCare sẽ giúp chị em tìm hiểu về điều này.

Thế nào là ngôi thai ngược?

Mặc dù y học đã phát triển hiện đại nhưng đến nay, người ta vẫn chưa xác định được chính xác đâu là nguyên nhân chính khiến ngôi thai bị ngược. Tuy nhiên, các bác sĩ đã chỉ ra một số nguyên nhân tạm thời như sau: Do dạ con của mẹ bầu có những khuyết tật, do bị u xơ tử cung, do tử cung kém phát triển, hay tử cung đôi, hoặc tử cung hai sừng, cũng có thể tử cung có vách ngăn, đôi khi do vùng xương chậu của thai phụ hẹp hơn so với bình thường, cũng có thể do dạ con co bóp quá yếu hay quá mạnh...

Ngôi thai ngược mẹ có sinh thường được không?

Khi mẹ bị chẩn đoán có thai ngược thì thường được chỉ định sinh mổ nếu như thai nặng trên 3 kg, do mẹ đã lớn tuổi, do có sa dây rốn, do suy thai trong chuyển dạ hoặc chuyển dạ kéo dài... Thế nhưng, nhờ có siêu âm nên người ta có thể xác định dễ dàng xem có ngôi thai bị ngược hay không. Chỉ cần thai phụ đi khám thai đều đặn, đặc biệt là vào tháng thứ 7 của thai kỳ.

Ngôi thai ngược có thể sinh thường?

Câu trả lời là “có”. Các bác sĩ cho biết, thai phụ khi có ngôi thai ngược vẫn có thể sinh theo phương pháp sinh thường cũng được nếu như thai nhỏ, là con thứ trở đi và tầng sinh môn đã giãn nở nhiều. Ngoài ra, thai phụ có thể sinh theo phương pháp ngả âm đạo, có can thiệp từng phần nhỏ để giảm tỷ lệ sang chấn cho thai nhi.

Với sự phát triển của y tế, khi sản phụ có ngôi thai bị ngược thì có thể áp dụng phương pháp ECV – một thủ thuật xoay thai bên ngoài ở tuần thứ 37 bằng cách tiêm thuốc giãn tử cung, các bác sĩ sẽ trợ giúp để xoay em bé về ngôi thuận để sinh thường được.

ECV là thủ thuật xoay thai được thực hiện bằng cách tiêm thuốc làm giãn tử cung của mẹ bầu, sau đó bác sĩ sẽ xoay ngôi thai về vị trí thuận. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng được chỉ định thực hiện phương pháp xoay ngôi thai. Nếu thai phụ mang song thai, bị ra máu, bị đa ối, từng sinh mổ, hoặc tử cung bất thường... thì sẽ bị cấm xoay ngôi thai.

Đây là phương pháp có tỷ lệ thành công khá cao, có rất ít trường hợp nghiêm trọng xảy ra, chẳng hạn như khiến nhau thai bị đứt khỏi thành tử cung. Nếu thế, thai phụ sẽ phải chỉ định mổ. Khi thực hiện phương pháp ECV có thể sẽ làm giảm nhịp tim thai, nếu nhịp tim thai của thai không nhanh quay lại mức cân bằng thì thai phụ sẽ được chỉ định mổ. Đó là lý do vì sao mà thủ thuật này chỉ được tiến hành từ tuần thứ 37 và ở trong bệnh viện.

Ngôi thai ngược mẹ có sinh thường được không?

Khi chưa có thủ thuật xoay ngôi thai, các bác sĩ thường khuyên các bà bầu có tử cung bình thường nhưng ngôi thai ngượcvào gần tháng đẻ nên tập theo tư thế quỳ đầu gối và đầu cúi xuống giường, mông sẽ chổng ngược lên thì thai nhi sẽ tự quay đầu xuống dưới. Thậm chí có thầy thuốc còn làm thủ thuật xoay thai bằng cách day nắn ở bên ngoài thành bụng để thai quay đầu dần xuống dưới vào lúc chưa có chuyển dạ hoặc ngay khi mới bắt đầu chuyển dạ.

Các bác sĩ hiện nay hiếm khi sử dụng những phương pháp truyền thống trên. Để tránh được rủi ro khi sinh, các bác sĩ ở cả Việt Nam cũng như trên thế giới cũng thường khuyên mẹ bầu nên sinh mổ lấy con thay vì sinh thường khi ngôi thai bị lệch.

Để không bị ngôi thai ngược, các bác sĩ khuyên mẹ bầu nên chăm sóc thai nghén thật tốt để tránh tình trạng đẻ non (tình trạng này có tỷ lệ ngôi ngược cao hơn). Ngoài ra, những mẹ bầu có khung chậu hẹp, nhau thai bám thấp, tử cung không được bình thường hoặc nước ối ít thì nên sinh mổ. Mẹ bầu cũng cần khám thai đúng lịch trình để nhận được tư vấn từ bác sĩ và có phương hướng xử lý ngôi thai bị ngược sao cho phù hợp với điều kiện sức khỏe.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!