Các xét nghiệm bắt buộc trước khi sinh

Kiến Thức Y Học - 05/06/2024

Trước khi sinh con, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé cũng như thuận tiện trong việc theo dõi sức khỏe sau này, một số xét nghiệm sẽ được tiến hành. Bà bầu cần nắm rõ về về các xét nghiệm này cũng như ý nghĩa và tác dụng của nó để không bỏ qua bất kỳ xét nghiệm nào.

Trước khi sinh con, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé cũng như thuận tiện trong việc theo dõi sức khỏe sau này, một số xét nghiệm sẽ được tiến hành. Bà bầu cần nắm rõ về về các xét nghiệm này cũng như ý nghĩa và tác dụng của nó để không bỏ qua bất kỳ xét nghiệm nào.

Các xét nghiệm bắt buộc trước khi sinh

1. Lí do vì sao mẹ bầu cần phải làm các xét nghiệm trước khi sinh?

Bất kể ai khi mang thai đều hi vọng con mình sinh ra thật khỏe mạnh; bởi vậy tâm lí tâm lí chung của cha mẹ khi mang thai là: em bé có đang phát triển tốt không? liệu bé có mắc phải bệnh hay gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào không? vIệc thực hiện các xét nghiệm trước khi sinh sẽ giúp các bà mẹ có thể cập nhật tình trạng sức khỏe của em bé trong suốt quá trình mang thai. Dựa vào kết quả xét nghiệm có thể phát hiện các nguy gây thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bà mẹ và thai nhi, chuẩn bị về kiến thức, tâm lí cũng như các điều kiện cần thiết nhằm hạn chế tối đa các rủi ro.

Các xét nghiệm bắt buộc trước khi sinh

2. Những đối tượng nào cần xét nghiệm trước khi sinh?

Hầu hết các phụ nữ mang thai đều nên và cần làm các xét nghiệm trước khi sinh. Một số khác được bác sỹ khuyến cáo chỉ dành cho một vài phụ nữ nhất định, bao gồm:

- Phụ nữ mang thai từ 35 tuổi trở lên hoặc trong độ tuổi vị thanh niên.

- Những trường hợp mẹ đã từng sinh non, sẩy thai, nạo phá thai nhiều lần.

- Phụ nữ đã từng có một con bị dị tật bẩm sinh.

- Mang thai sinh đôi trở lên.

- Phụ nữ bị mắc một trong các bệnh sau: cao huyết áp, tiểu đường, lupus, tim, thận, ung thư, bệnh lây truyền qua đường tình dục, hen suyễn, động kinh.

- Những người có lịch sử gia đình vợ hoặc chồng chậm phát triển trí tuệ.

- Những phụ nữ thuộc nhóm dân tộc trong đó các rối loạn di truyền là phổ biến.

3. Các xét nghiệm cần thiết trước lúc sinh

Vào thời kỳ tam cá nguyệt cuối của thai kỳ, trong giai đoạn từ tuần 28 - tuần 36 cứ mỗi 2 tuần bạn phải tái khám một lần, và kể từ sau tuần 36 đến khi sinh thì mỗi tuần tái khám 1 lần. Trong quá trình tái khám này, bác sĩ sẽ kết hợp khám và có thể chỉ định cho bạn làm thêm một số xét nghiệm khác. Các xét nghiệm cho mẹ bầu được thực hiện trước khi sinh chủ yếu hướng vào việc chuẩn bị cho sự ra đời của một em bé khỏe mạnh và bao gồm những xét nghiệm cần thiết sau đây:

  • Xét nghiệm công thức máu:Xét nghiệm này nhằm xác định tình trạng thiếu máu, thiếu sắt, hemoglobin và số lượng tiểu cầu, tình trạng máu khó đông, nhóm máu để truyền máu khi cần thiết...

  • Sàng lọc nước tiểu: Nhằm kiểm tra vi khuẩn, đường và/hoặc protein trong cơ thể mẹ bầu bởi chúng có liên quan đến những bệnh đường tiết niệu, và các chất liên quan đến các bệnh lý nguy hiểm như tiền sản giật, tiểu đường...

  • Siêu âm: Để đánh giá và đo sự phát triển của thai, vị trí của bánh nhau, đo lượng dịch nước ối và xác định ngôi thai nhi.

  • Phết âm đạo và trực tràng: nhằm có tác dụng tầm soát nhiễm liên cầu nhóm B (Giữa tuần 35 - tuần 37 của thai kỳ). Bác sĩ sẽ dùng tăm bông (hoặc bông, gạc) vô trùng để lăn qua âm đạo và trực tràng, lấy mẫu xét nghiệm. Sau đó, mẫu này sẽ được gửi tới phòng xét nghiệm. Kết quả sẽ có trong vài ngày sau đó. Mẹ bầu không cần sự chuẩn bị đặc biệt nào trước khi làm xét nghiệm. Tuy nhiên, người mẹ nên nói cho bác sĩ biết về tình trạng nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B của mình trong thai kỳ lần trước.(nếu có)

  • Thử đường huyết:Nếu thai kỳ của bạn gặp phải nguy cơ cao thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện Non-Stress test nhằm mục đích đánh giá sức khỏe của thai. Thử nghiệm nonstress có tác dụng đo lường tỷ lệ nhịp tim thai nhi, chuyển động của thai nhi, và hoạt động tử cung người mẹ để đảm bảo không có suy thai. Xét nghiệm này không xâm lấn, thường được thực hiện sau tuần 28 của thai kỳ và được chỉ định thực hiện chủ yếu ở sản phụ có nguy cơ cao hoặc thai quá hạn để theo dõi sức khỏe của trẻ.

Các xét nghiệm bắt buộc trước khi sinh

Ngoài ra, còn một số xét nghiệm khác thường được chỉ định trong những trường hợp thai phụ có một số dấu hiệu và nguy cơ với bệnh, bao gồm:

  • Sàng lọc kháng thể: Có đến khoảng 15% phụ nữ có chứa yếu tố Rhesus (Rh) âm. Tình trạng này đặc biệt gây nguy hiểm khi người phụ nữ mang thai đứa con có Rh dương, vì khi đó cơ thể người mẹ có thể sản sinh ra kháng thể chống lại nhóm máu của đứa con, gọi là bất tương hợp Rh. Trường hợp này có thể gây ra tình trạng thiếu máu tán huyết sơ sinh ở trẻ.

  • Fibronectin của bào thai (FFC): việc kiểm tra fibronectin của bào thai được sử dụng để loại trừ trường hợp sinh non. Xét nghiệm này thường không hữu ích đối với những phụ nữ có nguy cơ sinh non thấp, nhưng nó có thể cung cấp thông tin có giá trị cho phụ nữ có những dấu hiệu của sinh non.

  • Chọc ối: Việc chọc ối nhằm đánh giá sự phát triển phổi cho trẻ sơ sinh có nguy cơ sinh non.

Trong một số trường hợp nếu thai phụ có nguy cơ cao lây truyền HIV, viêm gan B, chẳng hạn như quan hệ tình dục không an toàn, tiêm chích ma túy, tiếp xúc với người có viêm gan B,... thì thai phụ cần phải thực hiện các xét nghiệm kiểm tra các bệnh truyền nhiễm này. Đồng thời xét nghiệm này cũng được tiến hành đối với những thai phụ có nguy cơ về các bệnh lây qua đường tình dục như bệnh lậu, chlamydia, giang mai, được thực hiện hoặc lặp đi lặp lại trong ba tháng cuối.

4. Chuẩn bị các hồ sơ cần thiết trước khi sinh

Việc tiến hành những thủ tục làm hồ sơ trước khi sinh là thực chất là các thủ tục để nhằm tiến hành các xét nghiệm cần thiết nêu trên. Kết quả xét nghiệm có được sau đó bệnh viện sẽ quản lý hồ sơ gốc để căn cứ vào đó theo dõi quá trình sinh của thai phụ sau này. Mẹ bầu có thể bắt đầu tiến hành chuẩn bị hồ sơ sinh từ tuần 28 của thai kỳ trở đi.

Trước khi đi khám, mẹ bầu nên nhớ mang theo chứng minh thư nhân dân và thẻ bảo hiểm y tế. Sau đó sẽ tiến hành lấy số khám bệnh, nộp tiền khám thai và các loại phí xét nghiệm. Các bước thực hiện bao gồm :

- Lấy số khám, trình thẻ Bảo hiểm Y tế và Chứng minh thư nhân dân

- Mua hồ sơ sinh

- Siêu âm với khám thai

- Nộp các loại phí

- Xét nghiệm máu

- Xét nghiệm nước tiểu

- Xét nghiệm HIV và các bệnh khác (nếu có)

Tại Hà Nội, dịch vụ sàng lọc trước sinh tại nhà được phát triển mạnh theo đúng nhu cầu của nhiều người. Đây được xem là bước đệm giúp quá trình chăm sóc mẹ và bé được tốt nhất. Cùng tìm hiểu gói xét nghiệm sàng lọc trước sinh của Xander.

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh phát hiện bất thường ở thai nhi

Xét nghiệm tại nhà Xander

Xét nghiệm tại nhà Xander đã và đang là lựa chọn của rất nhiều phụ nữ mang thai muốn thực hiện sàng lọc định kỳ bởi: Xander là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nộivà hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, Xander cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:

  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

Các xét nghiệm bắt buộc trước khi sinh

Hiện Xander cung cấp 3 gói xét nghiệm Sàng lọc thai kỳ tùy theo từng giai đoạn mang thai của mỗi mẹ, bao gồm: Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36. 3 gói xét sẽ có các xét nghiệm giúp phát hiện sớm các hiện tượng bất thường khi đang mang thai nhằm có những phương pháp chăm sóc hay điều trị phù hợp và kịp thời.

Cách tính tổng giá xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm (theo từng gói khách hàng lựa chọn) + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Giá của các gói xét nghiệmSàng lọc thai kì từ tuần 11-13, 15-22, 32-36 được cập nhật ở cuối bài viết.

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline để được tư vấn cụ thể.

Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: (024)73.049.779 - 0899190199 (Giờ trực: 6-22h)

Thời gian lấy mẫu: 06:00 - 20:30

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, các mẹ nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc đúng thời điểm để kịp thời nắm bắt tình trạng sức khỏe, giữ an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Xem thêm:

  • Mẹ bầu nên làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh vào tuần thứ mấy?
  • Tầm quan trọng của xét nghiệm tổng thể trước sinh

Để được bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí về xét nghiệm, hãy để lại thông tin của bạn vào form dưới đây:

Nơi sinh sống Hà Nội Hồ Chí Minh An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Kạn Bắc Giang Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Định Bình Phước Bình Thuận Cao Bằng Cà Mau Cần Thơ Đà Nẵng Đắk Nông Đắk Lắk Đồng Nai Điện Biên Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Lâm Đồng Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sơn La Sóc Trăng Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên - Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Phúc Vĩnh Long Yên Bái Nước ngoài

Đăng ký nhận tư vấn

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!