Sau khi sinh là giai đoạn cơ thể người mẹ yếu ớt nhất nên rất dễ nhiễm những căn bệnh vặt. Nếu điều trị không cẩn thận những bệnh nhưcảm lạnh sau sinhcó thể biến chứng thành các bệnh nguy hiểm hơn cho mẹ và có nguy cơ lây nhiễm sang bé.
Vì sao sau khi sinh chị em dễ bị cảm?
Sinh con là một quá trình rất vất vả, mẹ vừa bị những cơn đau hành hạ gây suy yếu sức khoẻ vừa mất máu dẫn đến mất nhiệt và trở nên yếu. Trong giai đoạn này cơ thể mẹ sẽ gặp những vấn đề về sức khoẻ do suy giảm đề kháng nghiêm trọng. Hệ hô hấp suy giảm khiến mẹ dễ bị ho, hệ tiêu hoá yếu nên mẹ buộc phải ăn những thức ăn chuyên dành cho sản phụ. Việc thay đổi chế độ dinh dưỡng khiến sức đề kháng vốn đã yếu kém của mẹ lại càng khó hồi phục. Giai đoạn mới sinh nếu mẹ tắm thường xuyên sẽ bị nhiễm lạnh, nhưng nếu không tắm lại dễ bị vi khuẩn từ môi trường tấn công. Những biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, ớn lạnh kéo đến khi các mẹ bỉm sữa mệt mỏi, liên tục thức đêm chăm con, cho bé bú. Mẹ càng mất ngủ nhiều, ăn uống kém, thể lực suy kiệt do sinh thì càng dễ mắc bệnh. Vì vậy suốt giai đoạn ở cữ mẹ cần thận trọng để tránh các bệnh như cảm lạnh sau sinh, thương hàn, cảm cúm.
Nguy hiểm lớn đến từ bệnh nhỏ như cảm lạnh sau sinh
Biểu hiện của cảm lạnh sau sinh thường là những cơn nóng lạnh bất thường, những cơn gai gai hay cảm giác ớn lạnh đến ngay cả khi chị em đang sưởi hoặc khi trời đang nắng gắt.
Chúng sẽ có thể kéo dài vài giờ nhưng cũng có thể nhanh chóng qua đi khiến nhiều chị em không mấy để ý tới căn bệnh khó chịu này. Biểu hiện sau đó của cảm lạnh sau sinh là sổ mũi, nhức đầu, viêm họng. Từ những triệu chứng này bệnh có thể nặng dần lên khiến chị em bị viêm mũi, sau đó là viêm xoang mũi nghiêm trọng. Viêm họng, ho còn ảnh hưởng tới dây thanh quản hoặc phế quản và phổi. Trường hợp các mẹ bị chảy mũi, sổ mũi do cảm lạnh sau sinh còn có thể dẫn đến viêm đại tràng do dịch nhờn chảy xuống cuống họng, bám vào thành đại tràng gây tắc và tổn thương dẫn đến viêm.
Làm gì khi bị cảm lạnh sau sinh?
Cần ngừng cho con bú nếu thấy các triệu chứng ho sốt, sổ mũi, ớn lạnh hay mệt mỏi để tránh lây bệnh cho bé.
Khi nghi ngờ mình bị cảm lạnh sau sinh chị em nên đến gặp bác sĩ để chẩn đoán bệnh. Nếu không thuận tiện hoặc thấy không cần đến cơ sở y tế thì có thể áp dụng một số biện pháp điều trị cảm lạnh đơn giản tại nhà.
Cháo trắng nóng ăn kèm với hành lá, rau tía tô giúp giải cảm khá hiệu quả. Biện pháp này không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho mẹ mà còn khiến cơ thể bớt mệt mỏi, khó chịu và không có tác dụng phụ.
Tuy nhiên, các mẹ bỉm sữa tuyệt đối không được chữa cảm lạnh sau sinh bằng cách xông hơi. Bởi phương pháp này làm nóng cơ thể bằng hơi nóng bên ngoài, kích thích cơ thể toát mồ hôi. Khi mới sinh, cơ thể chị em rất suy yếu, thoát mồ hôi quá nhiều có thể khiến cơ thể suy kiệt dẫn đến đột quỵ.
Không uống thuốc cảm bừa bãi có thể ảnh hưởng lớn tới cơ thể của mẹ nên mẹ không được phép uống bất cứ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Cháo giải cảm - món ăn an toàn cho mẹ bị cảm cúm sau sinh.
Giúp mẹ phân biệt ho cảm lạnh và viêm phổi ở trẻ em
Tại sao thuốc Panadol lại được sử dụng khi điều trị cảm cúm?
Những chứng bệnh bạn cần chú ý khi thay đổi thời tiết
Đôi nét về thuốc xịt mũi Agerhinin
Màu sắc nước mũi của trẻ - bí mật không phải mẹ nào cũng biết
Phòng bệnh cảm lạnh sau sinh như thế nào?
Sau khi sinh mẹ bỉm sữa cần có những biện pháp phòng bệnh hợp lý để tránh bị cảm lạnh sau sinh và các bệnh vặt khác. Giai đoạn này cơ thể còn yếu không nên tắm rửa mà chỉ dùng khăn thấm nước ấm để vệ sinh cho cơ thể sạch sẽ. Nếu chị em tắm cần tắm nhanh trong phòng kín gió, lau khô cơ thể trước khi mặc quần áo. Không nằm máy lạnh trong thời gian ở cữ để tránh cảm lạnh.
Trời nắng khiến nguy cơ cảm lạnh của chị em tăng cao bởi cơ thể thường ra mồ hôi trộm, những mồ hôi này ngấm ngược vào cơ thể gây nên cảm lạnh. Lúc này hãy chuẩn bị khăn lông, lau khô mỗi khi cảm thấy mồ hôi thấm ra nhiều.
Sắp xếp chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng, các món ăn chứa đủ khoáng chất cần thiết sẽ giúp mẹ bỉm sữa tăng sức đề kháng.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!