Cách khơi gợi suy nghĩ tích cực trong con cái P1

Gia đình và thai kỳ - 05/07/2024

Suy nghĩ tích cực đem lại lợi ích cho trẻ như thế nào? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu để biết cách khơi gợi suy nghĩ tích cực ở con bạn nhé.

Tư duy tích cực là một thái độ sống nhìn nhận các tình huống theo hướng xây dựng. Tư duy tích cực không có nghĩa lờ đi các tình huống tiêu cực. Thay vào đó, người có tư duy tích cực thừa nhận hoàn cảnh và đi tìm giải pháp cho vấn đề.

Suy nghĩ tích cực có hiệu quả nhất khi gặp các sự kiện trung tính xảy ra trong cuộc sống, chẳng hạn như bắt đầu một công việc mới, học với một giáo viên mới, hoặc ngày đầu tiên đến trường. Thông qua việc khám phá thế giới trẻ thơ với khả năng hướng đến suy nghĩ lạc quan tuyệt vời của các bé khi đối mặt với những vấn đề khó khăn, có thể bạn sẽ tìm được giải pháp cho chính mình hoặc giúp cho con cháu trong nhà.

Trẻ em có thể hiểu được khái niệm tư duy tích cực là gì?

Có thể nói tư duy tích cực là một phần là khả năng bẩm sinh do những thay đổi về nhận thức trong thời thơ ấu. Khi đó, bạn chỉ biết đến những cách suy nghĩ theo hướng đơn giản, chỉ có hai thái cực về cảm xúc. Chẳng hạn như, lúc nhỏ nếu bạn được tham dự một bữa tiệc sinh nhật, bạn sẽ vui, hay nếu bạn phải gặp bác sĩ tiêm thuốc, bạn sẽ thấy buồn. Tuy nhiên, sau 5 tuổi, các cảm xúc trở nên phức tạp hơn và tiếp tục xuyên suốt trong cách nhìn cuộc sống của bạn ở thời thơ ấu. Các nhận thức, suy nghĩ của bạn giờ đây là mối liên hệ, tương tác giữa suy nghĩ và cảm xúc. Kết quả là trẻ em bắt đầu hiểu rằng tâm trí của một người tách biệt với thực tế, suy nghĩ của một người có thể ảnh hưởng đến cách họ cảm nhận.

Trẻ 5 tuổi có thể kết nối suy nghĩ với cảm xúc

Tiến sĩ Christi Bamford, nhà tâm lý học phát triển và trợ giảng tại Đại học Jacksonville, đã làm một nghiên cứu trên 90 trẻ em từ 5 đến 10 tuổi. Cô yêu cầu mỗi đứa trẻ lắng nghe sáu kịch bản minh họa, trong đó có hai nhân vật. Các nhân vật cùng nhau trải nghiệm những sự kiện tích cực tương tự nhau (các nhân vật cảm thấy vui), sự kiện tiêu cực (cảm thấy buồn) hoặc sự kiện không rõ ràng (cảm thấy bình thường). Sau đó, nhà tâm lý học để cho hai nhân vật, một có suy nghĩ tích cực và một thì tiêu cực, cùng trải qua một sự kiện là gặp một giáo viên mới. Một nhân vật sẽ suy nghĩ theo hướng tiêu cực: “Cô giáo mới sẽ rất khó tính và yêu cầu học sinh làm rất nhiều bài tập về nhà”. Trong khi đó, nhân vật còn lại sẽ suy nghĩ theo hướng tích cực: “Cô giáo mới sẽ rất vui tính, cô sẽ kể cho chúng ta nhiều câu chuyện hay.”

Sau khi giải thích phản ứng của nhân vật, các nhà nghiên cứu hỏi những trẻ em các em nghĩ gì và ghi lại các phản ứng của trẻ. Nghiên cứu cho thấy trẻ em từ năm tuổi trở lên có thể hiểu được tư duy tích cực đó là: ý nghĩ theo hướng tích cực làm cho bạn cảm thấy vui hơn và ý nghĩ tiêu cực làm cho bạn cảm thấy buồn hơn. Hơn nữa, trẻ hiểu rõ những ảnh hưởng tốt của các suy nghĩ tích cực trong những tình huống không rõ ràng.

Trẻ em càng lớn càng suy nghĩ theo hướng tích cực hơn

Trẻ em lớn hơn một vài tuổi sẽ áp dụng tư duy theo hướng tích cực tốt hơn các trẻ nhỏ hơn. Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ bảy và tám tuổi dùng cách nghĩ đến chuyện khác để đối phó khi bị lo lắng. Khi các bé được hỏi làm thế nào để đỡ sợ hãi khi các bác sĩ chích thuốc, câu trả lời của trẻ thường là nghĩ đến một khoảng thời gian hạnh phúc, chẳng hạn như lúc ăn kem trong lúc tiêm thuốc. Ngược lại, các trẻ nhỏ hơn có xu hướng nghĩ đến những thứ cụ thể hơn, như chơi với một món đồ chơi yêu thích.

Những trẻ suy nghĩ tích cực hơn thường mạnh mẽ hơn

Khi trẻ càng có xu hướng suy nghĩ tích cực càng nhiều, những suy nghĩ tích cực này sẽ trở thành một công cụ giúp trẻ đối phó với các khó khăn và tạo dựng sự vững vàng, mạnh mẽ cho trẻ. Bé sẽ học cách đương đầu và kiểm soát tốt hơn những thất vọng buồn phiền không thể tránh khỏi của cuộc sống như không được tham gia trong đội thể thao mà trẻ thích hoặc thi trượt. Nghiên cứu cho thấy trẻ em lớn tuổi hơn có suy nghĩ lạc quan có ít khả năng mắc bệnh trầm cảm sau này trong cuộc sống. Do đó, một đứa trẻ tích cực sẽ trở nên mạnh mẽ và kiên cường hơn.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!