Các loại thực phẩm người bệnh tiểu đường nên ăn
Rau
Rau là một phần không thể thiếu được trong một chế độ ăn lành mạnh. Rau cung cấp các nguồn vitamin, khoáng chất và chất xơ tuyệt vời, có thể ngăn chặn việc ăn quá nhiều, dẫn đến tăng cân và các vấn đề về lượng đường trong máu.
Thế nhưng, không phải tất cả các loại rau đều an toàn cho người mắc bệnh tiểu đường vì một số loại có GI (chỉ số đường huyết của thực phẩm) cao. Ví dụ, khoai tây luộc có GI là 78 (cao). Vì vậy, những người mắc bệnh tiểu đường nên ăn rau có chỉ số GI thấp để tránh tăng đột biến lượng đường trong máu. Một số loại rau có GI thấp nên thêm vào thực đơn mua sắm hàng ngày bao gồm: Xà lách xanh, bông cải xanh, súp lơ, bí đao, măng tây, ớt đỏ, rau diếp, cà tím, ớt, rau bina…
Các loại đậu
Các loại hạt như đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu lăng… rất tốt cho sức khỏe vì cung cấp chất đạm, chất xơ ăn kiêng, chất chống oxy hóa và vi chất dinh dưỡng cao. Trong khi đó, chỉ số về đường huyết của đậu lại thấp nên rất tốt cho người bệnh tiểu đường.
Trái cây
Trái cây có thể có hàm lượng đường cao, nhưng chúng là một nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất tuyệt vời. Các loại trái cây sau đây bổ sung vững chắc vào chế độ ăn uống của bất cứ ai mắc bệnh tiểu đường loại 2, do chỉ số đường huyết thấp (GI) và tải lượng đường huyết (GL) thấp như: Mận, tất cả các loại quả mọng, cam, đào, cà chua, bưởi, táo, quả lê, quả mơ, anh đào…
Các loại ngũ cốc
Người bệnh tiểu đường nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt. Vì các loại ngũ cốc này bị phá vỡ từ từ, ít có khả năng gây đột biến lượng đường trong máu như carbohydrate tinh chế, do đó dễ quản lý lượng đường trong máu hơn. Ngoài ra, các loại ngũ cốc nguyên hạt còn giúp no lâu hơn và nhiều chất hơn so với carbs chế biến.
Sữa
Các sản phẩm sữa có chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu, bao gồm canxi và protein. Một số nghiên cứu cho rằng sữa có tác động tích cực đến việc tiết insulin ở một số người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Các loại sữa và sản phẩm từ sữa có thể dùng như: Phô mai, sữa ít béo, sữa chua ít béo hoặc không béo…
Thịt, gia cầm và cá
Các loại cá như cá hồi và cá ngừ là nguồn protein tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. Người bệnh tiểu đường có thể lựa chọn các loại thịt cá sau: Ức gà, cá hồi, cá mòi, cá ngừ và các loại cá béo khác, trứng...
Nước chấm, gia vị
Rất nhiều hương liệu và nước sốt có thể là tuyệt vời cho những người cố gắng quản lý lượng đường trong máu. Sau đây là một số lựa chọn mà người mắc bệnh tiểu đường có thể chọn: Giấm, dầu ô liu, mù tạc, gia vị thảo mộc…
Nước sốt thịt nướng, sốt cà chua, và một số loại salad trộn cũng có thể có nhiều chất béo, đường hoặc cả hai, vì vậy hãy nhớ kiểm tra nhãn trước khi mua.
Người mắc bệnh tiểu đường kèm các bệnh khác cần lưu ý
Ở một số người mắc bệnh tiểu đường mắc kèm một số bệnh khác như bệnh về thận và tim mạch… Trong một số trường hợp, nhu cầu ăn kiêng giữa tất cả các điều kiện này thay đổi rất ít.
Những người bị cả tăng huyết áp và bệnh tiểu đường có thể tuân theo một kế hoạch ăn kiêng tương tự với những người chỉ bị tiểu đường. Tuy nhiên, những người bị tăng huyết áp cũng nên giảm lượng natri (tìm kiếm thực phẩm có lượng natri tháp), tránh hoặc hạn chế cà phê hoặc đồ uống có chứa caffeine, tránh thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.
Những người mắc bệnh béo phì và tiểu đường nên tuân theo các quy tắc thực phẩm giống như những người chỉ bị tiểu đường: Tránh thực phẩm giàu carbohydrate và chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa; chú ý đến lượng thực phẩm ăn vào, đặc biệt là thực phẩm có chứa carbs, chất béo hoặc cả hai; hạn chế ăn muối để giúp tránh các biến chứng do huyết áp cao; lựa chọn tốt nhất là tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm trái cây, rau, protein nạc và carbohydrate giàu chất xơ.
Những người mắc bệnh tiểu đường và bệnh celiac (không dung nạp gluten), bên cạnh chế độ ăn của người bệnh tiểu đường còn cần tránh các thực phẩm có chứa gluten như các sản phẩm làm từ lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen, vì cơ thể họ không thể xử lý gluten có trong các sản phẩm này.
Thực phẩm cần hạn chế hoặc tránh
Những người mắc bệnh tiểu đường typ 2 nên hạn chế hoặc tránh các loại thực phẩm không có lợi cho sức khỏe nói chung và thực phẩm gây biến động lượng đường trong máu quá cao. Chúng bao gồm: Carbohydrate tinh chế, đường (bánh kẹo, kem, bánh ngọt), chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Chế biến thực phẩm tại nhà thường là lựa chọn tốt nhất vì sẽ tránh được các loại đường đượng thêm vào có trong nhiều thực phảm chế biến sẵn.
Dương Sơn
(Theo medicalnewstoday, 2019)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!