Cách nào giúp người trẻ không thử hút thuốc lá?

Cần biết - 05/13/2024

Những người từng thử hút thuốc lá thì có tới 90% sẽ trở thành nghiện thuốc lá. Đó là bài học cho thấy, không nên thử, không được thử thuốc lá. Vậy cần phải làm gì để giúp người trẻ... không thử?.

Cách nào giúp người trẻ không thử hút thuốc lá?

Cách nào giúp trẻ tránh xa khói thuốc?

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam hiện có khoảng 15 triệu người hút thuốc lá, một trong 15 quốc gia có số người hút thuốc cao hàng đầu thế giới. Người hút thuốc lá không chỉ tự rước bệnh vào người mà còn làm hại cả người xung quanh khi 2/3 số khói lan tỏa ra môi trường mà không vào phổi người hút. Ước tính cứ 10 người hút thuốc tử vong thì một người chết do hít khói thuốc thụ động.

Cứ 10 người hút thuốc tử vong thì một người chết do hít khói thuốc thụ động

Điều tra tình hình sử dụng thuốc lá ở ngưởi trưởng thành (GATS) do Bộ Y tế phối hợp với Tổng Cục thống kê cũng cho thấy tỷ lệ hút thuốc vào năm 2015 có xu hướng giảm so với năm 2010, tỷ lệ hút thuốc chung là 23,8% năm 2010 và 22,5% năm 2015, tỷ lệ nam giới hút thuốc là 47,4% năm 2010 và 45,3% năm 2015 và tỷ lệ nữ giới hút thuốc là 1,4% năm 2010 và 1,1% năm 2015.

Việc thực thi qui định môi trường không khói thuốc đã đạt những kết quả đáng kể, giúp làm giảm việc tiếp xúc với khói thuốc thụ động ở Việt Nam. Tuy nhiên, tỷ lệ tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động vẫn còn cao tại gia đình (gần 60%), nơi làm việc (42%) và nơi công cộng, đặc biệt là trong nhà hàng (80,7%).

Thuốc lá là căn nguyên của 25 bệnh khác nhau, trong đó có trên 10 bệnh ung thư. Ngoài những ung thư do tác động trực tiếp của khói thuốc lá, nhiều nhất là ung thư phổi, thực quản, dạ dày, họng, hầu, miệng, khói thuốc lá còn là tác nhân gây ung thư tụy, thận, niệu quản, bàng quang, cổ tử cung... 95% bệnh nhân ung thư phổi và 75% bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính có tiền sử hút thuốc lá.

Người hút thuốc lá không chỉ tự rước bệnh vào người mà còn làm hại cả người xung quanh khi 2/3 số khói lan tỏa ra môi trường mà không vào phổi người hút. Người không hút thuốc lá nhưng hít thở phải khói thuốc lá vẫn có thể mắc các chứng bệnh của người hút thuốc lá như: viêm phế quản mãn, giãn phế nang, ung thư phổi, nhồi máu cơ tim, rối loạn khi thai nghén, sinh đẻ và một số bệnh khác. Ước tính cứ 10 người hút thuốc tử vong thì một người chết do hít khói thuốc thụ động.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khói thuốc lá chứa khoảng từ 1/3 - 1/2 lượng Nicotin của thuốc lá đã hút. Ngoài ra, trong khói thuốc lá còn có carbon oxyt, khí carbonic, axit xyanhydric, axit axetic, propionic, valerianic, butyric; amoniac kèm theo methylamin và những amin khác, những bazơ pyridic và đặc biệt một lượng nhỏ coliđin, chất có mùi thơm nhưng rất độc và các chất gốc phenol. Như vậy, khói thuốc lá thải ra có độc tính khác hẳn tính độc của thuốc lá. Đặc biệt các bazơ pydiric là độc hại nhất, còn coliđin thì 1/20 giọt đã đủ giết chết một con ếch.

Tập trung vào người trẻ chưa hút thuốc

Khói thuốc lá chiếm 4% khối lượng điếu thuốc, trong đó chứa những chất nguồn gốc thực vật chưa cháy hết, các hydrocarbua thơm như benzopren là chất gây ung thư mạnh nhất (mỗi điếu thuốc lá có 40 - 50 mg chất này).

Phụ nữ có chồng hút thuốc lá thì tỷ lệ mắc bệnh phổi cao hơn phụ nữ có chồng không hút thuốc. Để bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng, giữ một môi trường không khí trong lành cần nghiêm cấm hút thuốc lá nơi công cộng, phòng họp, hội trường, rạp hát... đặc biệt là nơi có nhiều trẻ em, có đông phụ nữ, nhất là phụ nữ mang thai; đồng thời bố trí chỗ riêng cho người nghiện giải được cơn thèm thuốc.

Nhằm giảm số người hút thuốc, nhều biện pháp được đưa ra như:in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh, tăng thuế thuốc lá, tăng cường truyền thông về tác hại của thuốc lá thậm chí đưa cả vào Luật chế tài xử phạt… Tuy nhiên theo tiến sĩ Lê Thị Thanh Hương, Đại học Y tế công cộng, những người đang hút thuốc bỏ thuốc thực sự khó. Vì thế một trong những mục tiêu can thiệp quan trọng là người trẻ chưa hút.

Bởi theo PGS.TS Vũ Văn Giáp, Phó Giám đốc Trung tâm Hô hấp, BV Bạch Mai, những người từng thử hút thuốc lá thì có tới 90% sẽ trở thành nghiện thuốc lá.

“Đó là bài học cho thấy, không nên thử, không được thử thuốc lá. Bởi vì đã thử là tỷ lệ nghiện rất cao. Ban đầu là nghiện nhẹ, sau đó càng ngày càng nặng với các mức độ khác nhau. Nghiện thuốc là là một bệnh tâm thần thực thể. Đặc tính của nghiện thuốc lá là xảy ra rất nhanh và khi đã nghiện rồi thì việc cai nhiện hết sức khó khăn”- PGS. TS Vũ Văn Giáp nói.

Để giúp ngăn ngừa trẻ không sử dụng thuốc lá, các chuyên gia khuyến cáo, bố mẹ hãy thảo luận về việc hút thuốc theo cách khiến trẻ không có cảm giác bị trừng phạt hay phán xét (nếu phát hiện trẻ tập tọng hút thuốc). Đặc biệt việc làm này phải được thực hiện thường xuyên, trong những cuộc nói chuyện ấy bố mẹ nên nhấn mạnh những nguy hiểm của việc hút thuốc lá đối với sức khỏe.

Bố mẹ hãy hỏi những gì trẻ thấy hấp dẫn hoặc không hấp dẫn về việc hút thuốc. Hãy là một người lắng nghe kiên nhẫn; đọc, xem ti vi và đi xem phim với trẻ- nhằm giúp trẻ tránh xa việc tiếp xúc với những hình ảnh liên quan đến thuốc lá. So sánh những hình ảnh truyền thông với những gì xảy ra trong thực tế; Khuyến khích trẻ em tham gia vào các hoạt động thể chất để bé không cảm thấy chán nản dẫn đến việc tìm đến các thói xấu như hút thuốc…

Đặc biệt, để con tránh xa với thuốc lá thì việc đầu tiên bố mẹ - người thân hãy làm gương cho trẻ. Nếu bố mẹ không hút thuốc thì việc nói với trẻ tránh xa thuốc lá thuận lợi hơn rất nhiều lần so với những gia đình có người thân nghiện thuốc.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!