Các nhà nghiên cứu của Trường Đại học Tokyo, Nhật Bản đã phát hiện ra rằng: Giấc ngủ trưa kéo dài 1 giờ hay nhiều hơn sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên đến 50% cho bạn.
Tiến sĩ Yamada thuộc nhóm nghiên cứu nói thêm rằng, một số người có nhu cầu ngủ trưa nhiều, bởi buổi đêm họ không ngủ đủ. Điều này thường khiến động mạch vành dày lên, dẫn đến các cơn đau tim, đột quỵ và bệnh tiểu đường.
Sau khi kiểm tra kết quả 200 nghiên cứu trên 261.000 người tham gia, Tiến sĩ Yamada nhận thấy những người hay mệt mỏi và ngủ trưa dài có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn những người có giấc ngủ trưa ngắn.
'Hiện nay, một số nghiên cứu đã chứng minh lợi ích của giấc ngủ trưa ngắn dưới 30 phút. Với khoảng thời gian này, khi ngủ dậy, chúng ta sẽ tỉnh táo và tập trung vào công việc hơn', Tiến sĩ Yamada cho biết thêm.
Hãy ngủ trưa đúng tư thế và thoải mái hơn người trong bức ảnh này, và ngủ dưới 30 phút (Ảnh minh họa: Internet)
Trước đó, cuối năm 2013, các nhà khoa học Trung Quốc cũng đã khảo sát trên 27.000 người về hưu. Hơn 2/3 trong số này, tức khoảng 18.500 người, cho biết họ thường xuyên ngủ trưa.
Sau khi loại bỏ những yếu tố khác như hút thuốc lá, thời gian ngủ ban đêm và những hoạt động thể chất, kết quả cho thấy những người ngủ trưa nhiều hơn 1 giờ có nguy cơ cao mắc tiền tiểu đường và tiểu đường so với những người không ngủ trưa.
Tất nhiên, các nhà khoa học nói rằng những phát hiện này chưa đủ để chứng minh rằng giấc ngủ trưa quá 1 giờ gây ra bệnh tiểu đường, mà chỉ là nguy cơ cao hơn.
Nhưng bà Elian Lucassen, một nhà nghiên cứu tại trung tâm Y khoa của ĐH Leiden ở Hà Lan, cho rằng: 'Những phát hiện này có ý nghĩa quan trọng đối với những người thường xuyên ngủ trưa. Phòng bệnh vẫn tốt hơn'.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!