Thai lưu là trường hợp trứng đã thụ tinh và làm tổ được trong tử cung tạo thành bào thai, nhưng bị chết và lưu lại trong tử cung trên 48 giờ. Thai lưu nếu không được phát hiện và có can thiệp của bác sỹ có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người mẹ. Để hiểu biết về các dấu hiệu thai lưu và cách phòng tránh nguy cơ thai lưu, các mẹ bầu nên tham khảo những thông tin Lily & WeCare chia sẻ sau đây.
Hiện tượng thai lưu
Thai lưu hay thai chết lưu là hiện tượng trứng đã thụ tinh và làm tổ được trong tử cung tạo thành bào thai, nhưng không phát triển được thành thai nhi trưởng thành, bị chết và lưu lại trong tử cung trên 48 giờ. Hiện tượng thai lưu dễ xảy ra nhất vào thời điểm 3 tháng đầu nhưng không loại trừ đến tháng thứ 9.
Nguyên nhân gây thai lưu
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến dấu hiệu thai lưu trong bụng mẹ, có thể do mẹ mắc các bệnh lý nội khoa, cấp tính, hoặc bị nhiễm khuẩn. Hay chế độ dinh dưỡng cho bà bầu không tốt dẫn đến thiếu chất, suy dinh dưỡng, điều đó cũng ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển của thai nhi.
Nguyên nhân ở thai nhi thường gặp là bất thường nhiễm sắc thể, xung khắc nhóm máu mẹ và con, hoặc do nhiễm khuẩn trong bụng mẹ và nếu không đi kiểm tra trước khi mang thai thì nguy cơ thai chết lưu sẽ tăng cao hơn.
Với những bà mẹ có tiền sử thai chết lưu, nên đi khám đều đặn và tìm rõ nguyên nhân về dấu hiệu thai chết lưu trước khi quyết định mang thai lần tiếp theo.
>>> Xem thêm: Nguyên nhân tại sao gây ra tình trạng thai lưu?
Dấu hiệu nhận biết thai lưu
Không còn thai nghén
Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất. Sau khi thai nghén không còn, thường xuất hiện máu đen ra ở âm đạo và không đau bụng. Sau khi thai chết, tử cung xuất hiện những cơn co nhẹ mà sản phụ nhầm đó là thai đạp. Lúc này bạn cần đến bác sĩ để thăm khám và kiểm tra tình hình của thai nhi.
Thai không đạp
Vào tuần thứ 7,8 của thai kỳ, thai nhi đã bắt đầu có thể cử động được. Bước vào tuần thứ 16 đến tuần thứ 22 thì mẹ đã có thể cảm nhận được thai máy. Thai máy gần giống như những nhịp gõ vào thành bụng hay cảm giác lúng búng trong bụng. Nếu không cảm nhận được thai máy thì thai nhi có thể đã chết. Lúc đó vú mẹ sẽ căng to hơn và tiết sữa non.
Tử cung không phát triển
Khi bé lớn lên, tử cung của mẹ cũng phải phát triển theo. Nhưng nếu có bị thai lưu, tất nhiên tử cung của mẹ không phát triển nữa. Để nhận biết được dấu hiệu thai lưu này, bạn hãy đến gặp bác sỹ để được khám xét chính xác nhất.
Không nghe được tim thai
Các cuộc khám thai định kỳ thường sẽ kiểm tra nhịp tim thai và có nhiều trường hợp khó khăn khi nghe nhịp tim nhưng bác sĩ sẽ tiếp tục quá trình đó cho đến khi tìm được tim thai. Nếu vẫn không thấy được tim thai, thai phụ sẽ được làm xét nghiệm để tìm hiểu lý do cụ thể.
Cách phòng tránh thai lưu
Tư vấn trước hôn nhân
Trước khi quyết định tiến tới hôn nhân, các cặp đôi nên đi khám để kiểm tra sức khỏe sinh lý trước khi cưới từ 3 đến 6 tháng. Như vậy sẽ giúp các bác sĩ phát hiện ra tình trạng sức khỏe để có định hướng sinh con cho bạn. Và bạn cũng sẽ có biện pháp chủ động phòng tránh được những dấu hiệu thai lưu.
Giữ gìn sức khỏe
Khi mang thai, sức khỏe của người mẹ là điều quan trong nhất. Vậy nên người mẹ cần giữ cho mình có sức khỏe ổn định cả về tinh thần lẫn thể chất để giúp cho thai nhi phát triển an toàn. Mẹ bầu nên giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh giao hợp để tránh tình trạng âm đạo bị nhiễm khuẩn. Đặc biệt, mẹ bầu nên tránh làm những công việc nặng để không ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Mẹ nên ăn gì trong 3 tháng cuối để con thông minh
Những điều thú vị về thai máy mà bố mẹ chưa biết
Thai máy là gì và cảm giác khi thai máy như thế nào
Thai 20 tuần máy như thế nào?
Bé bắt đầu thai máy từ tuần thứ bao nhiêu của thai kỳ?
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Trong thời kì mang thai, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu rất quan trọng. Mẹ bầu cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng như: tinh bột, chất đạm, protein, chất xơ, axit folic, omega 3, vitamin và khoáng chất cho cơ thể mẹ để giúp bé phát triển đầy đủ hơn.
Tránh xa các chất độc hại
Mẹ bầu cần tránh tiếp xúc với các chất độc hại như chất tẩy rửa nhà vệ sinh, lau sàn,... Và đặc biệt là tránh các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, ma túy,... để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Khám thai định kỳ
Đây là phương pháp để giúp mẹ nhanh chóng phát hiện những vấn đề của thai nhi, vậy nên cần siêu âm sớm để kịp thời can thiệp khi có rủi ro gì đối với mẹ và bé. Mẹ nên đi khám ngay lập tức khi có những dấu hiệu bất thường ở thai nhi.
Thai lưu là triệu chứng vô cùng nguy hiểm, vì vậy các mẹ bầu nên hiểu rõ những thông tin về vấn đề thai lưu để đảm bảo cho một thai kỳ khỏe mạnh.>>> Xem thêm: Dấu hiệu và cách phòng tránh thai chết lưu
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!