Cách sử dụng Tinidazol cho phụ nữ có thai

Tủ Thuốc Gia Đình - 05/10/2024

Thuốc Tinidazol được biết đến là loại thuốc có tác dụng chính trong việc điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn do vi khuẩn kỵ khí gây nên. Mặc dù thuốc đã có những chỉ định và chống chỉ định riêng, nhưng cách sử dụng Tinidazlo cho phụ nữ có thai là điều không phải ai cũng hiểu rõ. Hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu điều này qua bài viết dưới đây.

Thuốc Tinidazol được biết đến là loại thuốc có tác dụng chính trong việc điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn do vi khuẩn kỵ khí gây nên. Mặc dù thuốc đã có những chỉ định và chống chỉ định riêng, nhưng cách sử dụng Tinidazlo cho phụ nữ có thai là điều không phải ai cũng hiểu rõ. Hãy cùng Lily & WeCaretìm hiểu điều này qua bài viết dưới đây.

Cách sử dụng Tinidazol cho phụ nữ có thai

Thuốc Tinidazol là gì?

Như đã nói ở trên, thuốc Tinidazol có tác dụng chủ yếu điều trị các loại tình trạng nhiễm khuẩn do vi khuẩn kỵ khí gây nên điển hình như viêm lợi, viêm phúc mạc, viêm âm đạo, viêm phổi hoại tử, viêm đại tràng do kháng sinh, áp xe não, loét chân, nhiễm amip cư trú tại ruột và gan... và một số nhóm bệnh khác.

Ngoài ra, thuốc Tinidazol còn được dùng để diệt vi khuẩn Helicobacter Pylori và giúp dự phòng những trường hợp nhiễm khuẩn trong phẫu thuật do vi khuẩn kỵ khí gây nên - đặc biệt là nhiễm khuẩn do phẫu thuật đại tràng, phẫu thuật dạ dày và phẫu thuật phụ khoa.

Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Tinidazol mà bạn cần chú ý như sau:

1. Chỉ định

Thuốc Tinidazol thường được phối hợp sử dụng với các thuốc kháng sinh khác để điều trị các loại nhiễm khuẩn do vi khuẩn kỵ khí gây ra như:

- Nhiễm khuẩn trong ổ bụng.

- Nhiễm khuẩn phụ khoa.

- Nhiễm khuẩn đường máu.

- Nhiễm khuẩn vết thương sau phẫu thuật.

- Nhiễm khuẩn trên/dưới da và nhiễm khuẩn các mô mềm.

- Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới.

- Viêm âm đạo không đặc hiệu.

- Viêm loét.

- Nhiễm khuẩn Trichomonas.

- Nhiễm khuẩn Giardia.

- Nhiễm khuẩn Amip cư trú tại ruột và gan.

Cách sử dụng Tinidazol cho phụ nữ có thai

2. Chống chỉ định

- Người bệnh quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc Tinidazol.

- Người bị rối loạn quá trình tái tạo máu trong cơ thể, hoặc có tiền sử rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp.

- Thai phụ trong 3 tháng đầu của thai kỳ và đang cho con bú.

- Người bệnh rối loạn thần kinh thực thể.

Cách sử dụng Tinidazol cho phụ nữ có thai

Thuốc Tinidazol có thành phần có khả năng đi vào thai nhi, vì vậy nên thuốc được chống chỉ định cho phụ nữ đang mang thai trong 3 tháng đầu để đảm bảo an toàn cho thai nhi do chưa biết ảnh hưởng của loại thuốc này trên bào thai. Hiểu đơn giản là thai phụ trong 3 tháng đầu thai kì không được dùng thuốc Tinidazol.

Cho đến hiện nay, vẫn chưa có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy thuốc Tinidazole gây ảnh hưởng xấu cho thai phụ khi sử dụng trong giai đoạn sau của thai kỳ (sau 3 tháng đầu). Tuy nhiên, nếu thai phụ nhất định cần phải được dùng thuốc trong 3 tháng đầu thai kỳ thì thai phụ cần phải cân nhắc giữa lợi ích mà thuốc đem lại, cũng như những tác dụng phụ và khả năng ảnh hưởng gây hại cho bào thai và chính người mẹ, đồng thời cần có sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ khi dùng thuốc.

Ngoài ra, thuốc Tinidazol được phát hiện có xuất hiện trong sữa mẹ. Điển hình là sau khi người mẹ uống thuốc thì trong vòng 72 giờ sau đó (tức 3 ngày), thành phần thuốc Tinidazol vẫn tồn tại trong sữa. Vì vậy, thuốc được khuyến cáo không nên dùng khi đang trong giai đoạn cho con bú sữa, hoặc chỉ nên cho bé bú sữa mẹ sau khi mẹ ngưng uống thuốc được 4 ngày.

Lưu ý về cách dùng thuốc

- Dù là người bình thường, hoặc thai phụ, hoặc trường hợp nuôi con bằng sữa mẹ khi sử dụng thuốc Tinidazol cần phải có sự tư vấn và chỉ dẫn của bác sĩ.

- Sử dụng đúng liều lượng cho phép.

- Trong trường hợp uống quá liều thuốc quy định thì bệnh nhân cần được đưa đến trạm y tế gần nhất để đề phòng ảnh hướng xấu gây ra.

Cách sử dụng Tinidazol cho phụ nữ có thai Ảnh minh họa.

Một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Tinidazol

Tác dụng phụ của thuốc Tinidazol được kể đến bao gồm:

- Gây viêm tĩnh mạch huyết khối.

- Đau nhức nơi tiêm. Chóng mặt và nhức đầu.

- Gây cảm giác buồn nôn và nôn, đau bụng dẫn đến tiêu chảy, thay đổi vị giác và ăn không thấy ngon miệng.

- Dị ứng thuốc gây sốt và viêm miệng.

- Gây giảm lượng bạch cầu trong máu.

- Gây triệu chứng đau khớp.

- Gây ngứa da và phát ban trên da.

- Gây nên bệnh lý về thần kinh ngoại biên.

Ngoài những tác dụng phu trên thì trong quá trình sử dụng thuốc, nếu gặp bất cứ tác dụng phụ nào thì bạn cũng đều nên ngưng dùng thuốc và đi khám bác sĩ để được tư vấn hỗ trợ điều trị kịp thời.

Bài viết trên đây đã giúp bạn biết cách sử dụng Tinidazol cho phụ nữ có thai cũng như các tác dụng phụ mà thuốc gây ra cho người sử dụng. Tốt nhất trong 3 tháng đầu thai kỳ và trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, bạn không nên sử dụng thuốc Tinidazol để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Bạn có thể nhờ sự tư vấn của bác sĩ để có thể lựa chọn thuốc khác phù hợp để chữa bệnh nhiễm khuẩn kỵ khí.

Xét nghiệm sàng lọc thai kỳ phát hiện bất thường ở thai nhi

Xét nghiệm tại nhà Xander

Xét nghiệm tại nhà Xander đã và đang là lựa chọn của rất nhiều phụ nữ mang thai muốn thực hiện sàng lọc định kỳ bởi: Xander là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nộivà hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, Xander cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:

  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

Cách sử dụng Tinidazol cho phụ nữ có thai

Hiện Xander cung cấp 3 gói xét nghiệm Sàng lọc thai kỳ tùy theo từng giai đoạn mang thai của mỗi mẹ, bao gồm: Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36. 3 gói xét sẽ có các xét nghiệm giúp phát hiện sớm các hiện tượng bất thường khi đang mang thai nhằm có những phương pháp chăm sóc hay điều trị phù hợp và kịp thời.

Cách tính tổng giá xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm (theo từng gói khách hàng lựa chọn) + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Giá của các gói xét nghiệmSàng lọc thai kì từ tuần 11-13, 15-22, 32-36 được cập nhật ở cuối bài viết.

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline để được tư vấn cụ thể.

Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: (024)73.049.779 - 0899190199 (Giờ trực: 6-22h)

Thời gian lấy mẫu: 06:00 - 20:30

Để được bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí về xét nghiệm, hãy để lại thông tin của bạn vào form dưới đây:

Nơi sinh sống Hà Nội Hồ Chí Minh An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Kạn Bắc Giang Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Định Bình Phước Bình Thuận Cao Bằng Cà Mau Cần Thơ Đà Nẵng Đắk Nông Đắk Lắk Đồng Nai Điện Biên Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Lâm Đồng Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sơn La Sóc Trăng Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên - Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Phúc Vĩnh Long Yên Bái Nước ngoài

Đăng ký nhận tư vấn

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!