Khi mang thai, mẹ bầu có đến trăm nghìn nỗi lo lắng và hàng đống những rắc rối phải giải quyết. Một trong những rắc rối lớn nhất đó chính là sử dụng thuốc – đặc biệt là thuốc kháng sinh. Việc có thai tiêm kháng sinh có sao không là điều mà nhiều mẹ bầu quan tâm nhất. Hãy đi tìm câu trả lời thông qua những trường hợp điển hình dưới đây.
Trường hợp 1
Hỏi
Em muốn hỏi về sức khỏe của vợ em. Vợ em chậm kinh được 3 ngày thì bị đau bụng và phải đi viện, họ có tiêm kháng sinh và bây giờ nhà em phát hiện có thai được khoảng 6 tuần. Em lo lắng lắm, có thai tiêm kháng sinh có sao không ạ? Có ảnh hưởng gì tới thai nhi sau này không?
(thiennhan891022....@gmail.com)
Đáp
Hiện nay, dù y khoa đã trở nên hiện đại và có nhiều thành công rực rỡ nhưng vẫn không thể biết chắc chắn hoặc có đặc điểm chung cho những thai phụ được tiêm thuốc kháng sinh. Phải biết rằng có một số loại kháng sinh an toàn cho cả quá trình mang thai, một số khác lại ảnh hưởng tới sự phát triển của bé, một số chỉ ảnh hưởng tới mẹ và có loại ảnh hưởng tới cả mẹ và bé cho đến sau sinh.
Khi một loại thuốc kháng sinh rơi vào nhóm nguy hiểm, đó là bởi vì không có đủ thông tin sử dụng an toàn hay những nguy cơ tiềm ẩn hoặc tác dụng phụ mà từ đó người dùng phải cân nhắc trước khi sử dụng để điều trị. Hơn nữa, như bất kỳ loại thuốc nào, sự an toàn của kháng sinh không chỉ phụ thuộc và thành phần thuốc mà còn là liều lượng, uống trong bao lâu, thời điểm uống và cả cơ địa của bệnh nhân.
Thực tế thì vợ bạn cũng chỉ mới mang thai mà thôi và do không biết là có thai nên mới tiêm thuốc kháng sinh. Vì vậy bạn có thể tạm thời yên tâm vì có rất nhiều người ở trường hợp xảy ra như bạn nhưng vẫn an toàn trọn vẹn, thậm chí có nhiều người còn có thai mà không biết và uống thuốc tẩy giun, đi chụp X quang hay sử dụng các thuốc khác còn nguy hiểm hơn mà vẫn sinh con khỏe mạnh. Vì vậy bạn không nên quá lo lắng.
Do không được cung cấp thông tin về thuốc kháng sinhmà vợ bạn đã tiêm nên cũng chưa biết được có ảnh hưởng gì tới thai nhi hay thai phụ hay không, tuy nhiên chỉ có số ít những loại kháng sinh có khả năng gây ảnh hưởng tới thai nhi mà thôi. Tuy nhiên, do vẫn đang ở thời kỳ đầu, thai mới chỉ được hình thành nên tác dụng của thuốc kháng sinh có thể chưa ảnh hưởng gì tới thai nhi.
Tốt nhất bây giờ bạn nên đưa vợ đi khám đều đặn theo lịch của bác sĩ để chuẩn đoán sớm các dị tật hoặc những bệnh lý của thai nhi nếu có, đồng thời đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và bé được an toàn. Chúc vợ bạn thai kỳ khỏe mạnh!
Trường hợp 2
Hỏi
Em mới bị tai nạn và bị chấn thương sọ, bác sĩ tiêm thuốc kháng sinh cho em rất nhiều và chỉ mới ngừng tiêm được 2 ngày. Em muốn hỏi bác sĩ giờ em muốn có bầu thì có ảnh hưởng gì tới thai nhi không ạ? Cách bao lâu thì có bầu là tốt nhất? Em xin cảm ơn.
(tranchaulanh...@gmail.com)
Đáp
Trước hết bạn cần đảm bảo rằng hiện giờ cơ thể bạn đã được hồi phục hoàn toàn và không có bất cứ dấu hiệu nào của biến chứng sau điều trị, cũng như tác dụng phụ của thuốc kháng sinh.
Trên thực tế, không phải chỉ có thuốc kháng sinh mới gây ảnh hưởng lên toàn bộ quá trình thai kỳ, mà còn những loại thuốc khác trong quá trình bạn điều trị chấn thương sọ phải dùng. Hãy hỏi bác sĩ khám về chấn thương sọ cho bạn để có thế đánh giá bệnh tình của bạn một cách chính xác xe đã hoàn toàn ổn định chưa.
Để có một thai kỳ an toàn cho cả mẹ lẫn bé, sức khỏe của mẹ phải là yếu tố quan tâm đầu tiên trước khi có thai và cần đạt trạng thái tốt nhất, sau đó cần kiểm tra xem mẹ có thiếu máu hay không, chức năng gan thận ra sao... và còn nên tiêm ngừa một số loại vaccine trước khi mang thai nữa.
Vì thế, bạn nên đến khám tiền sản tại một số cơ sở y tế chuyên khoa Sản phụ khoa để các bác sĩ chuyên ngành kiểm tra toàn diện, đồng thời được giải đáp thắc mắc một cách triệt để nhất và cùng bạn lên kế hoạch có thai tốt nhất.
Chúc bạn sớm có bé yêu! (*)
Qua hai trường hợp trên, bạn đã có câu trả lời trong việc có thai tiêm kháng sinh có sao không cho riêng mình rồi chứ. Để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé, bạn hãy cứ đi khám thai theo định kỳ để siêu âm, xét nghiệm máu, xét nghiệm sàng lọc trước sinh khi có kết quả mới có thể kết luận rõ ràng cho từng cơ địa từng mẹ bầu.
Xét nghiệm chẩn đoán trước sinh hiện nay có 2 phương pháp :
1. Triple test là xét nghiệm khi thai nhi ở tuần (11,12),(21,22),(31,32 ) phương pháp này cần làm tối thiểu 3 lần ở 3 giai đoạn của tuổi thai
2. Panorama test : làm từ khi thai nhi được 9 tuần trở lên và làm 1 lần duy nhất .
Kết hợp với siêu âm 3 chiều để xác định hình thái của thai nhi.
Xét nghiệm sàng lọc thai kỳ phát hiện bất thường ở thai nhi
Xét nghiệm tại nhà Xander
Xét nghiệm tại nhà Xander đã và đang là lựa chọn của rất nhiều phụ nữ mang thai muốn thực hiện sàng lọc định kỳ bởi: Xander là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nộivà hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, Xander cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:
- 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
- Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
- Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.
Hiện Xander cung cấp 3 gói xét nghiệm Sàng lọc thai kỳ tùy theo từng giai đoạn mang thai của mỗi mẹ, bao gồm: Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36. 3 gói xét sẽ có các xét nghiệm giúp phát hiện sớm các hiện tượng bất thường khi đang mang thai nhằm có những phương pháp chăm sóc hay điều trị phù hợp và kịp thời.
Cách tính tổng giá xét nghiệm
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm (theo từng gói khách hàng lựa chọn) + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu
* Giá của các gói xét nghiệmSàng lọc thai kì từ tuần 11-13, 15-22, 32-36 được cập nhật ở cuối bài viết.
* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline để được tư vấn cụ thể.
Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)
Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Thời gian lấy mẫu: 06:00 - 20:30
(*) Nguồn: Tổng hợp (webtretho, cuasotinhyeu...)
Đối với phụ nữ có thai, đặc biệt lưu ý những thông tin sau
Nếu có thể, tuyệt đối tránh dùng mọi thuốc trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Một số thầy thuốc khuyến cáo, phụ nữ còn trong tuổi hoạt động sinh dục, có khả năng thụ thai thì trong nửa cuối của chu kỳ kinh nguyệt, tức là lúc rụng trứng cho đến khi có kinh cần tránh dùng mọi thứ thuốc. Bởi vì có nhiều thứ thuốc có tính tích lũy, đào thải rất chậm ra khỏi cơ thể, khi uống lúc chưa thụ thai nhưng đến khi thụ thai thì thuốc còn giữ lại trong cơ thể người mẹ gây ảnh hưởng xấu cho thai.
Nếu cần thiết phải dùng thuốc chữa bệnh, đặc biệt có những bệnh như trình bày ở trên cần dùng thuốc để chữa trị kịp thời thì tốt nhất là đến khám ở bác sĩ để chỉ định thuốc. Khi đó bác sĩ sẽ cân nhắc thật kỹ giữa lợi ích sức khỏe của bà mẹ và mức ảnh hưởng đến bào thai để chọn thuốc hiện diện trên thị trường nhiều năm được công nhận là an toàn đối với thai phụ và cho dùng liều thấp nhất có hiệu lực.
Nếu đã có thai mà không biết, lỡ dùng một số loại nguy hiểm thì trong thời gian mang thai, cần khám thai định kỳ để được bác sĩ chuyên khoa theo dõi kỹ.
Lưu ý một số thuốc phụ nữ có thai không nên dùng:
- Thuốc giảm đau gây nghiện: dextropropropoxyphen.
- Thuốc chống đau nửa đầu: erotamin.
- Thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương: barbiturat, benzodiazephin, rượu.
- Thuốc giảm đau chống viêm: aspirin, indomethacin, aproxen...
- Thuốc kháng sinh: các aminoglycosid, cloramphenicol, dapson, rifampicin, quinolon, tetracilin, Co-Trimoxazol...
- Thuốc hạ huyết áp: reserpin, nifedifin, các chẹn Beta, Acei.
- Thuốc lợi tiểu: các Thiazid.
- Thuốc da liễu: Isotretinoinm, vitamin A liều cao, vitamin K liều cao...
- Một số thuốc có thể gây quái thai: thuốc ức chế men chuyển, androgen (danazol), chống động kinh (carbamazepin, phenytoin, acid valproic), thuốc trị ung thư (antineoplastics: cyclophosphamid, methotrexat), isotretinoin diethystillbestrol, idod, lithi, thalidomid, warfarin...
Lưu ý khi làm đẹp da bằng mật ong mẹ bầu phải biết
Sau khi phá thai bằng thuốc cần phải thực hiện những xét nghiệm gì?
Uống thuốc tránh thai lâu dài có ảnh hưởng gì tới sức khỏe?
Lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp có gây bướu cổ?
Liều dùng và thông tin của thuốc Zinnat 500mg
Xem thêm:
- Có thai uống thuốc kháng sinh có sao không?
- Thai phụ bị viêm mũi dị ứng có được dùng thuốc kháng sinh không?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!