Để hiểu về các mức độ, phân loại của bệnh trĩ, bệnh nhân có thể nhìn qua gương, khám bằng găng tay, lắng nghe cơ thể để hiểu được phần nào mức độ bệnh trĩ của mình.
Có 3 loại bệnh trĩ, gồm trĩ nội - trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp:
Trĩ nội
Đây là loại trĩ xuất phát ở bên trên đường lược, trong lòng ống hậu môn, có bề mặt là lớp niêm mạc của ống hậu môn. Trĩ này không có thần kinh cảm giác, bình thường không đau; thường gây ra diễn tiến và biến chứng như chảy máu, sa, nghẹt, viêm da quanh hậu môn.
Người mắc trĩ nội có dấu hiệu tiền sử chảy máu khi đại tiện, xuất hiện búi trĩ (mẩu thịt thừa) khi đại tiện cố rặn, bình thường không đau, không ngứa. Búi trĩ nội sa là một khối mềm, ấn xẹp, buông phồng. Màu sắc đỏ tươi, bề mặt ướt.
Trĩ tại hậu môn
Trĩ ngoại
Xuất phát bên dưới đường lược, luôn luôn ở bên ngoài, ở rìa hậu môn, bờ hậu môn. Loại trĩ này có bề mặt là lớp biểu mô lát tầng, có thần kinh cảm giác. Bệnh nhân thường có diễn tiến và biến chứng như đau (do thuyên tắc), mẩu da thừa.
Người mắc trĩ ngoại có yiền sử như phụ nữ mang thai, sinh nở, người có công việc ngồi lâu, đứng nhiều. Hình dạng trĩ có búi phồng có màu đỏ sẫm, bề mặt khô, phủ bởi một lớp da ở bề mặt bên ngoài. Bệnh nhân sẽ dễ dàng nhìn thấy được, không thể đưa vào trong hậu môn được và không dễ bị chảy máu.
Ngoài ra, bệnh nhân sẽ cảm giác cứng chắc và đau khi có huyết khối trong búi trĩ ngoại, các cục huyết khối là các nốt màu tím sẫm, có mẩu da thừa sau khi búi trĩ ngoại bị xơ hoá sau 10-14 ngày.
Trĩ hỗn hợp
Khi diễn tiến lâu ngày, phần trĩ nội và phần trĩ ngoại sẽ liên kết với nhau tạo thành trĩ hỗn hợp. Búi trĩ nội, khi đã sa tới độ 3, thường hiện diện dưới hình thái trĩ hỗn hợp.
Trĩ ngoại không phân độ, chỉ có trĩ nội phân độ. Một số bệnh nhân hiểu sai về trĩ nội và trĩ ngoại. Thực chất, bệnh trĩ ngoại không phân độ, chỉ có trĩ nội là phân độ.
Tuỳ theo diễn tiến, trĩ nội được phân thành 4 độ:
- Độ 1: Mới hình thành, chảy máu là triệu chứng chính
- Độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu nhưng tự lên
- Độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu, phải đẩy mới lên được
- Độ 4: Búi trĩ sa ra ngoài thường trực và có thể bị thắt nghẹt, dẫn đến hoại tử.
Ảnh minh họa
Trĩ ngoại không phân độ, chỉ tăng kích thước và gây biến chứng.
Trĩ hỗn hợp dễ chia múi. Phân loại của trĩ hỗn hợp dựa trên số múi và kích thước mỗi múi. Ví dụ một múi, hai múi...
Đặc điểm búi trĩ gồm phần trên đỏ tươi và ướt, phần dưới đỏ sẫm và khô, giữa có rãnh tương ứng với đường lược. Trĩ hỗn hợp là biểu hiện của giai đoạn muộn của bệnh trĩ. Các búi trĩ hỗn hợp thường liên kết với nhau tạo thành trĩ vòng.
Một khi đã xác định được các triệu chứng, bệnh nhân sẽ dễ dàng truyền đạt tới các bác sĩ, dược sĩ. Việc mô tả càng chính xác, chi tiết, càng giúp việc chữa bệnh được hiệu quả. Thậm chí, nếu mô tả chính xác, bạncó thể gọi điện và được tư vấn chẩn đoán bệnh.
Với mỗi một thể loại bệnh, mức độ bệnh khác nhau, phương pháp điều trị bệnh: dùng thuốc hay phẫu thuật sẽ được lựa chọn phù hợp. Đồng thời, liều dùng và cách dùng của thuốc điều trị cũng sẽ khác nhau. Biện pháp phòng tái phát sau khi khỏi bệnh cũng dựa trên tính chất của mỗi loại bệnh trĩ.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!