Nếu bị kim tiêm (không rõ nguồn gốc) và vật nhọt đâm rách da, gây chảy máu, thì ngoài đi tiêm phòng uốn ván, nạn nhân có cần đi xét nghiệm HIV không? Với những trường hợp này phải xử lý cấp cứu thế nào trước khi đến bệnh viện?
Lê Hải Dương (Quảng Ninh)
Ảnh minh họa
Khi bị kim hay vật sắc nhọn đâm vào chân tay gây chảy máu, trước tiên, cần rút các vật trên ra khỏi vết thương của nạn nhân, rồi bóp mạnh vết thương để đẩy máu và các chất bẩn ra ngoài. Tiếp theo, rửa vết thương bằng nước sạch và xà phòng, rồi sát khuẩn vết thương bằng cồn hoặc cồn có iốt.
Đưa bệnh nhân đến cơ quan y tế gần nhất để tiêm phòng uốn ván, sau đó, đến trung tâm điều trị ngoại trú nhiễm HIV hoặc trung tâm bệnh nhiệt đới để được hướng dẫn cụ thể.
Với vật “gây án”, quan sát vật càng kỹ càng tốt, xem vật đó có cũ, bẩn, gỉ sét hay có dính máu hay không. Tốt nhất là đem vật gây thương tích đi cùng đến bệnh viện để giúp thầy thuốc nắm chắc tình trạng bệnh hơn.
Thường thì khi bị kim tiêm hay vật có dính máu đâm, nạn nhân sẽ phải làm xét nghiệm tầm soát nhiễm HIV ngay sau khi xảy ra tai nạn, sau 4 - 6 tuần, 3 tháng và 6 tháng.
Sau 6 tháng, nếu xét nghiệm âm tính thì bệnh nhân không nhiễm HIV do tai nạn này. Những người này cũng phải tiêm phòng thêm viêm gan B, C.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!