Nhà tâm lý học Todd Kashdan chia sẻ với báo The Huffington Post rằng một người luôn luôn có cảm xúc tích cực lại có hại. Một số nghiên cứu cho thấy người Mỹ đang thực sự ít hạnh phúc hơn khi những năm tháng dần trôi qua. Và theo Kashdan, việc theo đuổi hạnh phúc không ngừng nghỉ có thể khiến chúng ta đi sai hướng.
Với lập luận trong cuốn sách của mình, ông Kashdan tin rằng việc duy tâm theo đuổi hạnh phúc - một phần của xu hướng mạnh mẽ tìm kiếm sự thoải mái và né tránh sự khó chịu dưới bất cứ hình thức nào sẽ khiến cho tâm lý chúng ta trở nên mềm yếu.
Cảm xúc tiêu cực đôi khi rất có lợi
Vậy, đâu là giải pháp để khắc phục? Trước hết, đó là lúc chấp nhận cảm giác không thoải mái bằng cách trải nghiệm đầy đủ và đề cao những cảm xúc tiêu cực như là một khía cạnh tự nhiên, thậm chí hữu ích của cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Theo Kashdan chúng ta cũng nên ươm mầm sự linh hoạt trong cảm xúc - kỹ năng nhận biết và khai thác cảm xúc thích hợp (tích cực hoặc tiêu cực) cho phù hợp với bất cứ tình huống nào chúng ta gặp phải.
Dưới đây là 4 giải pháp lớn từ cuốn sách The Upside of Your Dark Side:
Tội lỗi khiến chúng ta trở thành những con người tốt hơn
'Tội lỗi làm tăng thêm bản chất đạo đức của chúng ta, thúc đẩy chúng ta trở thành những công dân nhạy cảm hơn và biết quan tâm hơn... Ví dụ, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy rằng những người có mặc cảm tội lỗi thường ít có khả năng lái xe khi say rượu, ăn cắp, sử dụng ma túy bất hợp pháp hoặc hành hung người khác. Nếu tính cách được phản ánh trong những gì bạn làm khi không có ai để ý thì khi đó, cảm giác tội lỗi này là một trong những nhân tố quan trọng'.
Tội lỗi làm tăng thêm bản chất đạo đức của chúng ta
Tự nghi ngờ giúp nâng cao hiệu suất làm việc
'Thực tế nhiều người không nhận ra rằng ở một chừng mực nào đó sự nghi ngờ thực hiện một chức năng lành mạnh. Nghi ngờ là một trạng thái tâm lý nhắc nhở chúng ta phải dốc hết các kỹ năng và làm việc để cải thiện trong lĩnh vực còn non kém. Karl Wheatley, một nhà nghiên cứu tại Đại học bang Cleveland, cho rằng nghi ngờ có thể có lợi ít nhất là trong trường hợp của nghề giáo viên. Ông chỉ ra thực tế là khi giáo viên cảm thấy không chắc chắn về hiệu suất của họ thì những cảm xúc này thúc đẩy sự hợp tác với những người khác, thúc đẩy phản ánh cá nhân, động viên phát triển cá nhân và chuẩn bị để chấp nhận thay đổi'.
Nghi ngờ nhắc nhở ta dốc hết các kỹ năng và làm việc để cải thiện trong lĩnh vực còn non kém
Lo lắng sẽ giúp chúng ta giải quyết vấn đề
'Trong những trường hợp nguy hiểm, lo lắng thường bao trùm lên cảm xúc tích cực. Trong những tình huống mà nguy hiểm chỉ là một khả năng nhưng những tín hiệu có vẻ khó hiểu, phức tạp hoặc không chắc chắn thì lo lắng sẽ lấn át cảm xúc tích cực. Trong trường hợp này, những người lo lắng nhanh chóng phát hiện ra các giải pháp và khi có một nhóm xung quanh họ (bạn bè, gia đình, đồng nghiệp) thì họ sẽ chia sẻ vấn đề và các giải pháp. Các nhóm có nhiều thành công hơn khi họ kết hợp tính cách với những điểm mạnh khác nhau và ít nhất với một trọng điểm - sự lo lắng'.
Lo lắng giúp ta nhanh chóng phát hiện ra các giải pháp
Vô thức làm cho chúng ta sáng tạo hơn
'Sáng tạo từ lâu đã được kết nối với sự vô thức. Bạn có thể quen với ý tưởng về một thời điểm bạn thốt lên 'Aha!' và sự bùng nổ đó đột nhiên giải quyết được vấn đề hay cung cấp một ý tưởng có liên quan khi nó bất ngờ nhất. Có vẻ như có một cái gì đó sáng tạo về sự lỏng lẻo, không tập trung. Điều đó chỉ ra rằng nghiên cứu ủng hộ các ý tưởng sáng tạo chợt lóe lên trong đầu chúng ta'.
>>Xem thêm: Sống ý nghĩa nhờ biết cách 'cho đi'
Ảnh minh họa: Internet
Dương Thảo (Huffingtonpost)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!