Người bệnh cần tuyệt đối tránh tự ý dùng thuốc hoặc dùng thuốc theo mách bảo mà cần tới bác sĩ da liễu để kiểm tra. Ảnh minh họa
Khổ sở vì viêm da cơ địa, dị ứng sau sinh
Theo chia sẻ của bà xã ca sĩ Đăng Khôi mới đây, từ sau khi sinh con trai đầu lòng, cơ địa cô bị thay đổi như mặt bị viêm sưng tấy đỏ, nóng rát ngứa, tay nổi mụn nước và bong tróc. Tuy đã chữa nhiều nơi nhưng tình trạng chưa thuyên giảm. Thậm chí áp lực công việc cùng việc chạy theo thuốc điều trị đã dẫn tới tình trạng kháng thuốc, bị tác dụng phụ làm mặt sưng phù, biểu hiện của hội chứng Cushing do lạm dụng Corticoid.
Trên thực tế, có nhiều trường hợp sau sinh gặp phải tình trạng nổi mề đay, viêm da cơ địa sau sinh như trường hợp của hotmom Thùy Anh - vợ ca sĩ Đăng Khôi. Nhiều người khổ sở vì sau sinh cơ thể nổi mề đay, ngứa ngáy, gãi như gãi ghẻ, trầy xước cả da mà không gãi thì khó chịu, người bứt rứt không yên.
BS Đỗ Xuân Khoát – nguyên Trưởng khoa Da liễu (Bệnh viện 198) cho biết, viêm da cơ địa là bệnh biểu hiện ngoài da thường gặp ở nhiều người do yếu tố cơ địa bị khởi phát bởi các tác nhân thời tiết, thức ăn, phấn hoa… Viêm da cơ địa sau sinh cũng như những người bệnh khác được chia thành 3 giai đoạn: Cấp tính, bán cấp và mãn tính. Biểu hiện của viêm da cơ địa cấp tính là mụn nước bằng đầu ghim mọc thành từng đám trên nền da đỏ ngứa nhiều hay tái phát. Viêm da cơ địa bán cấp là ban đỏ giảm hơn, ít phù nề, mụn nước dập vỡ đóng vảy tiết. Viêm da cơ địa mạn tính là da vùng đó sẫm màu dày da và lichen hóa còn gọi là hằn cổ trâu rất ngứa.
Ngoài viêm da cơ địa ra, phụ nữ sau sinh cũng hay gặp mề đay là những sẩn phù trên da làm da dày từng đám từng nốt như vỏ cam sành rất ngứa, thường căn bệnh này không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng gây khó chịu, mất thẩm mĩ cho người bệnh với các biểu hiện ngứa ngáy, da mẩn đỏ, phát ban, nổi mề đay… do ngứa và gãi nhiều dễ bị tổn thương khiến nổi nhiều mụn ngứa, mụn nước, vỡ ra gây viêm nhiễm…
Với những người sau sinh gặp phải tình trạng viêm da cơ địa, nổi mề đay là do miễn dịch của họ bị giảm dễ bị tác động bởi môi trường, thực phẩm hay thời tiết. Ngoài ra, do sức khỏe kém, ăn uống chưa đủ và bị khó tiêu làm cho gan bị ảnh hưởng, khó bài tiết, lâu dần độc tố sẽ tích tụ dưới da, phát bệnh mề đay mẩn ngứa càng làm cho bệnh viêm da cơ địa trầm trọng hơn.
Việc điều trị ở phụ nữ sau sinh cần thận trọng
BS Đỗ Xuân Khoát cho biết, với những người bệnh bình thường, viêm da cơ địa có thể điều trị cải thiện bằng các loại thuốc kháng viêm thông dụng. Nhưng việc điều trị cho phụ nữ sau sinh thường khó khăn hơn. Bởi những thuốc kháng histamine để chữa dị ứng, ngứa không dùng cho phụ nữ đang nuôi con bú. Sử dụng thuốc tùy tiện, một số tác dụng phụ của thuốc ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của người mẹ lúc này. Chưa kể đến các hoạt chất trong thuốc cũng ảnh hưởng ít nhiều đến nguồn sữa mẹ.
Hiện nay, để điều trị cho những phụ nữ sau sinh người ta dùng men vi sinh trực khuẩn đông khô (Latopic) cho họ uống giúp phục hồi hệ vi sinh vật có lợi tại đường ruột, nâng cao miễn dịch cho cơ thể để chống lại một số bệnh như viêm da cơ địa, mề đay, dị ứng thực phẩm mà không ảnh hưởng đến việc cho con bú. Ngoài ra, các bác sĩ sẽ cho một số loại thuốc tắm dùng cho da kích ứng, bôi kem giảm dị ứng chứ không sử dụng Cortorcoid dùng cho phụ nữ nuôi con bú. Bởi vậy, khi gặp các tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ sau sinh, mọi người cần tới bác sĩ da liễu để kiểm tra.
Tuyệt đối mọi người cần tránh tự ý dùng thuốc hoặc dùng thuốc theo mách bảo để điều trị dễ dẫn tới tình trạng cushing vì dùng thuốc Coticorid kéo dài. Một khi đã bị hội chứng này, việc điều trị là rất khó khăn.
Việc điều trị mề đay, viêm da cơ địa sau sinh bao lâu thì hết sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa người bệnh, mật độ nổi mề đay và tình trạng sức khỏe. Việc ăn uống đủ chất, sinh hoạt điều độ, mức độ nổi mề đay ít thì bệnh nhanh khỏi hơn. Bệnh nổi mề đay có thể khỏi hẳn sau 1-2 tháng nếu điều trị thích hợp. Nhưng quá thời gian này khoảng 6 tuần, quá trình điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn.
Việc điều trị bệnh bằng Đông y cũng rất hiệu quả. Theo Lương y đa khoa Vũ Quốc Trung, Y học cổ truyền cho rằng nguyên nhân gây nổi mề đay, dị ứng là do cơ thể nhiễm phong hàn, phong nhiệt hoặc uất tích tại bì, trường vị thấp nhiệt lại bị ngoại tà xâm nhập, suy nhược cơ thể, khí huyết lưu thông kém… Biện pháp tốt nhất để khắc phục tình trạng dị ứng sau sinh là các mẹ nên cân bằng lại chế độ dinh dưỡng, tạo lập một chế độ sinh hoạt khoa học để phục hồi và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Để cải thiện tình trạng ngứa ngáy, nổi mề đay, viêm da cơ địa, mọi người có thể áp dụng một số cách như:
Lá tía tô: Lọc lấy nước cốt của lá để uống, bôi nước lá tía tô lên da hoặc nấu nước tía tô tắm hàng ngày.
Lá khế: Người bệnh sử dụng lá khế sao nóng rồi chườm lên các vị trí nổi mể đay trên cơ thể hoặc nấu nước khế tắm hàng ngày.
Lá trầu không thái nhỏ đổ nước sôi vào cho vài hạt muối ngâm 30 phú lấy nước rửa vùng viêm da cơ địa sau đó đắp bã lên sẽ làm dịu ngứa và giảm xuất tiết.
Ngoài ra, có thể đun nồi nước sôi thật to, lấy tro và than hồng trong lòng bếp đổ vào nồi. Để nguội bớt dùng khăn vải lọc và dùng khăn nhúng nước đó khi đang nóng già để chườm toàn thân nhiều lần, nhất là chỗ mọc dày. Hoặc khi nổi mề đay dày đặc lấy da kỳ đà, rang vàng, xay nhuyễn và cho uống cũng khỏi hẳn. Kiêng không ăn đồ tanh, tôm và thịt gà đến khi khỏi hẳn.
BS Đỗ Xuân Khoát – nguyên Trưởng khoa Da liễu (Bệnh viện 198) cho biết: 'Viêm da cơ địa đối với phụ nữ sau sinh cũng như những người bệnh khác được chia thành 3 giai đoạn: Cấp tính, bán cấp và mãn tính.
Biện pháp tốt nhất để khắc phục tình trạng dị ứng sau sinh là các mẹ nên cân bằng lại chế độ dinh dưỡng, tạo lập một chế độ sinh hoạt khoa học để phục hồi và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể'.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!