Căn bệnh khiến con người luôn quý người lạ, chán ghét người thân

Cần biết - 03/28/2024

Chuyên gia cho biết đây là một trường hợp điển hình về tính kỳ dị trong thể hiện cảm xúc của bệnh nhân tâm thần phân liệt. Nhiều bệnh nhân thậm chí ghét bỏ chính mẹ ruột của mình.

Gần 40 năm gắn bó với bệnh nhân tâm thần, GS.TS Cao Tiến Đức, Chủ nhiệm bộ môn Tâm thần và Tâm lý y học, Khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103, cho hay bệnh lý tâm thần không hiếm, đặc biệt trong xã hội hiện đại.

Chỉ riêng chứng tâm thầm phân liệt đã chiếm từ 0,5-1,5 % dân số trên thế giới, thường hay gặp ở người trẻ. Một trong những triệu chứng lạ của căn bệnh này là bệnh nhân có những rối loạn tâm lý, chán ghét chính những người thân bên mình nhưng với người lạ, thậm chí vật thể lạ lại có cảm xúc ngược lại.

GS Đức đã từng gặp bệnh nhân nhân nữ khóc lóc thảm thiết khi chứng kiến quả táo rơi từ trên cây xuống. Bệnh nhân chia sẻ rất thương những quả táo lìa cành nhưng khi đứa con 4 tuổi vấp ngã chảy máu lại thấy rất bình thường như không có chuyện gì xảy ra.

Căn bệnh khiến con người luôn quý người lạ, chán ghét người thân

Bệnh nhân tâm thần cần được điều trị, tuân thủ phác đồ của bác sĩ. Ảnh: H.Q.

Theo chuyên gia, trong khi điều trị bệnh tâm thần có những mâu thuẫn cha con, anh chị em, vợ chồng trở nên đỉnh điểm nhưng mọi người chỉ nghĩ là do không hòa hợp mà không biết đó là do bệnh lý gây ra.

Đó là trường hợp một nam bệnh nhân 32 tuổi, ở Hà Nội. Bệnh nhân này từng rất yêu vợ. Tuy nhiên, sau một thời gian, anh luôn nổi xung với vợ khiến mối quan hệ của hai vợ chồng trở nên căng thẳng. Do không thể chịu được tính khí hay nổi xung khi nói chuyện với nhau, vợ bệnh nhân này đã quyết định ly hôn sau 5 năm gắn bó. Sau đó, tính tình người chồng càng trở nên thất thường, chán ghét và quay lưng lại với tất cả người thân trong gia đình.

Nhận thấy tình hình bất ổn, gia đình đã đưa đi khám sức khỏe. Kết quả cho hay anh bị tâm thần phân liệt khiến cả nhà bất ngờ.

Chuyên gia cho biết đây là một trường hợp điển hình về tính kỳ dị trong thể hiện cảm xúc của bệnh nhân tâm thần phân liệt. Nhiều bệnh nhân thậm chí ghét bỏ chính mẹ ruột, cha ruột của mình.

Đây là một trong những triệu chứng âm tính của bệnh, là sự tiêu hao mất mát năng lượng trong các hoạt động tâm thần. Bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng cùn mòn cảm xúc, ngôn ngữ nghèo nàn, mất ý chí, mất vẻ mặt tự nhiên, rút lui khỏi xã hội…Trước đây, các triệu chứng âm tính được nhắc tới có tính chất tự động, tính dị kỳ khó hiểu, tính phủ định, tính hai chiều thể hiện trong cảm xúc, hành vi, tư duy, tri giác… của bệnh nhân.

“Tính hai chiều gặp ở bệnh nhân tâm thần phân liệt bệnh nhân có biểu hiện chiều vừa yêu vừa ghét, rất ghét người thân yêu quý người xa lạ. Hoặc trái ngược tới đám ma thì cười nói vui vẻ tới dám cưới thì ủ rũ khóc lóc. Triệu chứng âm tính này khiến cho mâu thuẫn gia đình của bệnh nhân ngày càng tăng lên tới đỉnh điểm. Nhiều người thân sẽ không thể lý giải vì sao cha con, vợ chồng, anh chị em không hợp … Nhưng thực tế là do bệnh tật khi điều trị bệnh thì các triệu chứng này sẽ tự hết, bệnh nhân sẽ trở lại bình thường. Nhiều gia đình không biết sự hòa hợp là do bệnh tật hắt hủi đối xử tệ bạc với bệnh nhân, khi biết bị bệnh thì không thể thay đổi được quá khứ”, GS Đức nói.

Để điều trị chứng ghét bỏ người thân nằm trong điều trị tâm thần phân liệt, bệnh nhân sẽ phải điều trị duy trì uống thuốc suốt đời. Nếu bệnh nhân tuân thủ khám và uống thuốc theo đúng định kỳ thì vẫn có thể sống và làm việc như những người bình thường.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!