Cân nặng thai nhi 35 tuần tuổi đúng chuẩn

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Ở tuần thứ 35, thai nhi đã có những phát triển rõ rệt và sẵn sàng để chào đời. Thời kỳ này, việc quan tâm đến cân nặng thai nhi là cực kỳ cần thiết bởi nó có vai trò quyết định đến cân nặng của bé khi sinh ra. Cùng Lily & WeCare tìm hiểu cân nặng thai nhi 35 tuần tuổi đúng chuẩn để chăm sóc thai kỳ khỏe mạnh qua bài viết dưới đây.

Ở tuần thứ 35, thai nhi đã có những phát triển rõ rệt và sẵn sàng để chào đời. Thời kỳ này, việc quan tâm đến cân nặng thai nhi là cực kỳ cần thiết bởi nó có vai trò quyết định đến cân nặng của bé khi sinh ra. Cùng Lily & WeCare tìm hiểu cân nặng thai nhi 35 tuần tuổi đúng chuẩn để chăm sóc thai kỳ khỏe mạnh qua bài viết dưới đây.

1. Sự phát triển của thai nhi tuần 35 và mức cân nặng chfuẩn

Ở thời điểm này, bé đã dài khoảng 46,2 cm vàcân nặng thai nhinặng khoảng 2,2kg. Tuy nhiên mẹ đừng lo lắng nếu bé nặng hơn hoặc nhẹ hơn mức này, bởi chỉ số này có thể bị xê dịch dựa vào những yếu tố khách quan khác. Nhưng nhìn chung, bé sẽ nặng trong khoảng 2,2 – 2,7 kg. Trong khoảng thời gian sau đó, bé vẫn còn tiếp tục tăng cân, mỗi tuần tăng thêm khoảng gần 30g mỗi ngày. Ở thời điểm thai nhi tuần thứ 35, do chiều dài và cân nặng của bé đã vừa vặn trong tử cung nên bé không có nhiều chỗ trống để nhào lộn nữa nhưng số lần mà bé đạp vẫn khá nhiều và mẹ bầu vẫn có thể cảm nhận được.

Trên cơ thể bé, có gần 15% là chất béo và khi đến thời điểm sắp sinh nó sẽ đạt đến gần 30%. Do chỉ có 5% trẻ sơ sinh được sinh ra vào đúng ngày dự sinh nên ngay từ tuần thai này mẹ bầu đã phải theo dõi đều đặn từ cân nặng thai nhi đến những cơn co thắt tử cung để phát hiện những dấu hiệu sớm của việc sinh nở. Nếu bé chào đời ở tuần thai này sẽ được coi là sinh non nhưng khả năng bé thích nghi với cuộc sống bên ngoài rất cao. Tuy vậy, nguy cơ sinh non tuần 35 là không cao.

Cân nặng thai nhi 35 tuần tuổi đúng chuẩn

2. Mẹ bầu thay đổi như thế nào trong tuần 35?

Ở tuần thai thứ 35, cân nặng của mẹ đã tăng tổng cộng khoảng 9 – 13 kg (tính từ đầu thai kỳ). Việc tăng cân nhiều hay ít còn phụ thuộc vào kích cỡ cơ thể trước khi mang thai, kích cỡ của em bé và lượng thức ăn mẹ nạp vào trong thời gian mang thai.

Khoảng cách từ rốn đến đỉnh tử cung của mẹ bầu lúc này khoảng 15cm và từ đỉnh tử cung đến khớp dính là 35cm. Khi đó bé đã xuống khá thấp nên gây áp lực lên các dây thần kinh khiến mẹ hay bị đau râm ran, tê vùng xương chậu. Lúc này, các mẹ bầu nên thư giãn, nghỉ ngơi và đừng hoang mang quá vì cảm giác này sẽ dần giảm khi bé chào đời. Ngoaì ra do bé đã đi sâu xuống dưới khung xương chậu nên sẽ khiến mẹ bầu đi tiểu nhiều, nhất là vào ban đêm.

3. Lời khuyên dinh dưỡng tuần thứ 35

Để đảm bảo được cân nặng thai nhi ở tuần thứ 35 mẹ bầu cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng của mình.

- Ở tuần thai này, dinh dưỡng của mẹ bầu vẫn là ăn đầy đủ các chất, có chế độ dinh dưỡng phong phú. Nên đặc biệt chú ý đến các vi chất như: sắt, canxi, magie, vitamin B, axit folic, kẽm, vitamin A, C, E, D...

Cân nặng thai nhi 35 tuần tuổi đúng chuẩn

Thêm vào đó, để cho đủ cân nặng thai nhi và đủ chất cho sự phát triển, mẹ bầu cũng cần lưu ý rằng trong 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ cần tăng khoảng 5 – 6 kg. Do vậy, mẹ bầu cần hết sức lưu ý trong việc “nạp” thức ăn cho cơ thể để tránh các nguy cơ tiểu đường thai kỳ, phù nề, tăng cân quá mức khi mang thai.

- Mỗi ngày, mẹ bầu cần phải đảm bảo cung cấp đủ cho cơ thể khoảng 2.2000 – 2500kcal, tuy nhiên, lượng đạm cần tăng hơn để có thể đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, mẹ bầu có thể bổ sung đạm từ thịt, cá, trứng, sữa... Quan trọng nhất, mẹ không nên bỏ quên lượng axit béo vì chất này rất cần thiết cho sự phát triển não bộ cho bé.

- Trong thời kỳ này, mẹ bầu không nên ăn quá no, nên ăn bất cứ khi nào thấy đói để hạn chế tình trạng đầy bụng gây khó chịu.

- Mẹ bầu cũng cần hạn chế các loại thức ăn nguội hoặc đông lạnh. Những loại thực phẩm này sẽ khiến cho mẹ và bé tăng nguy cơ mắc một số bệnh lây lan.

Chia sẻ kinh nghiệm mang thai tuần 35

Cũng thắc mắc về vấn đề này, trong một diễn đàn chia sẻ, bạn lely có hỏi cách tăng cân cho bé bởi thai nhi tuần thứ 35 mới đạt 2kg. Câu hỏi này đã nhận được khá nhiều câu trả lời của các mẹ bầu, trong đó, bạn Hoa Lê gợi ý để tăng cân cho thai nhi nên ăn cá , thịt luộc , rau luộc , với uống nước dừa nguyên chất bổ xung, không nhất thiết phải ăn nhiều cơm, ăn đủ chất cho bé hấp thụ là được.

Một bạn có nickname Mẹ Bin thì chia sẻ lại kinh nghiệm của bản thân rằng: "Cân nặng cũng chỉ mang tính tương đối thôi, bé của mình cũng 35 tuần, bác sĩ nhìn vô chỉ số siêu âm khi vẽ biểu đồ tăng trưởng cũng nói là 2,5kg nhưng bác sĩ có nói thêm là dựa vô chỉ số đầu, bụng, xương đùi thì bé cũng được khoảng 2,8kg lận. Vậy nên bạn đừng lo lắng quá, cứ ăn uống nghỉ ngơi bình thường để bé phát triển khỏe mạnh".

Bạn V.T.Luyến có hỏi trên chuyên mục Hỏi bác sĩ của Lily & WeCare: "Em đang mang bầu tuần 35, nhưng em bé chỉ cân nặng 2300g, em bị tăng huyết áp 150/80. Bác sĩ nói huyết áp tăng làm tắc nghẽn các mạch máu và dinh dưỡng truyền cho em bé. Em ăn rất nhiều và uống sữa bầu nhưng em bé không hấp thụ được bao nhiêu, em phải làm sao để em bé có hấp thu được dinh dưỡng từ mẹ chuyển sang con?"

Trả lời câu hỏi này, một bạn đọc giấu tên cho rằng: "Ở tuổi thai 36 tuần, ước lượng cân nặng thai nhi khoảng 2,6kg, thai nhi của em nhỏ hơn với cân nặng này, nhưng em đừng quá lo lắng, đây chỉ là ước lượng thôi, nên không thể chính xác được. Hiện tại, em nên cố gắng ăn uống nhiều lần và đầy đủ các chất, ăn lạt hơn bình thường, uống thêm sữa bà bầu và cố gắng đừng để mất ngủ. Còn vấn đề huyết áp của em, em cần điều trị và theo dõi thêm bởi bác sĩ chuyên khoa Nội Tim mạch, cần được theo dõi sát để phát hiện và can thiệp kịp thời tiền sản hoặc sản giật có thể xảy ra. Về nguyên nhân làm cho huyết áp cao thì có rất nhiều, có thể do có thai hoặc do bệnh lý nền sẵn có, nên không phải huyết áp cao là làm cho tắc nghẽn nguồn dinh dưỡng truyền đến cho bé. Vì vậy, em đừng quá lo lắng về điều này, mà cần cẩn thận đề phòng biến chứng của huyết áp cao trong thai kỳ mà bác sĩ đã nói ở phần trên".

Trên đây là những thông tin về cân nặng thai nhi 35 tuần tuổi đúng chuẩn Lily & WeCare cung cấp cho các bạn, hy vọng rằng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh.

Xem thêm:

  • Mẹ ăn nhiều nhưng thai nhi tăng cân rất ít phải làm sao?
  • Cách tính cân nặng của thai nhi theo chỉ số siêu âm

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!