Cao huyết áp và cơn tăng huyết áp

Sống khỏe mạnh - 04/29/2024

Tăng huyết áp khẩn cấp và tăng huyết áp cấp cứu xảy ra khi huyết áp trở nên rất cao, có khả năng gây tổn tương nội tạng.

Tăng huyết áp khẩn cấp (kịch phát)

Tăng huyết áp khẩn cấp xảy ra khi huyết áp tăng cao không kiểm soát – chỉ số huyết áp ≥180/110 mmHg – nhưng chưa có tổn tương nội tạng. Huyết áp cần được hạ xuống mức an toàn trong vài giờ bằng thuốc trị huyết áp.

Tăng huyết áp cấp cứu

Tăng huyết áp cấp cứu nghĩa là huyết áp ở mức rất cao có thể gây tổn thương nội tạng. Huyết áp phải được điều trị giảm ngay tức khắc để ngăn ngừa tổn thương nội tạng sắp xảy ra. Việc này cần được thực hiện tại đơn vị chăm sóc tích cực của bệnh viện.Tổn thương nội tạng liên quan đến tăng huyết áp cấp cứu bao gồm:

- Những thay đổi trạng thái tinh thần, như nhầm lẫn.

- Chảy máu não (đột quỵ).

- Suy tim.

- Đau ngực (đau thắt ngực không ổn định).

- Dịch trong phổi (phù phổi).

- Cơn đau tim.

- Phình động mạch (tách động mạch chủ).

- Sản giật (xảy ra trong thời kỳ mang thai).

Cao huyết áp và cơn tăng huyết áp

Tăng huyết áp cấp cứu nghĩa là huyết áp ở mức rất cao có thể gây tổn thương nội tạng (Ảnh minh họa: Internet)

Tăng huyết áp cấp cứu là hiếm gặp. Khi nó xảy ra, thường là do tăng huyết áp không được điều trị, nếu bệnh nhân không uống thuốc trị huyết áp, hoặc người bệnh dùng thuốc không kê đơn khiến bệnh cao huyết áp trầm trọng thêm.

Các triệu chứng của tăng huyết áp cấp cứu

Các triệu chứng của tăng huyết áp cấp cứu bao gồm:

- Đau đầu hoặc nhìn mờ.

- Lú lẫn

- Co giật.

- Tăng đau ngực.

- Tăng khó thở.

- Sưng hoặc phù nề (dịch tích tụ trong các mô).

Chẩn đoán tăng huyết áp cấp cứu

Để chẩn đoán tăng huyết áp cấp cứu, bác sĩ sẽ hỏi một số câu nhằm hiểu rõ hơn về tiền sử sức khỏe của người bệnh. Bác sĩ cũng cần biết về các loại thuốc mà người bệnh đang dùng, bao gồm cả thuốc không kê đơn và thuốc cấm. Ngoài ra, người bệnh cũng cần cho bác sĩ biết nếu họ đang dùng bất cứ loại thảo dược hoặc thực phẩm chức năng nào.

Một số xét nghiệm sẽ được thực hiện để theo dõi huyết áp và đánh giá tổn thương nội tạng, bao gồm:

- Thường xuyên theo dõi huyết áp.

- Khám mắt để tìm chỗ sưng và chảy máu.

- Xét nghiệm máu và nước tiểu.

Điều trị tăng huyết áp cấp cứu và tổn thương nội tạng liên quan

Trong tăng huyết áp cấp cứu, mục tiêu đầu tiên là hạ huyết áp nhanh đến mức có thể bằng thuốc trị huyết áp đường tĩnh mạch để ngăn ngừa tổn thương nội tạng thêm. Bất kỳ tổn thương nội tạng nào xảy ra cũng cần được điều trị bằng liệu pháp cụ thể dành cho tạng tổn thương đó.

>>Xem thêm: Hỏi đáp về bệnh cao huyết áp

Vân Doãn (webmd)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!