Cắt bỏ túi mật có ảnh hưởng đến tiêu hóa?

Cần biết - 11/24/2024

Hiện nay, phương pháp nội soi cắt túi mật (thay cho phương pháp mổ mở trước kia) đã giúp bệnh nhân đỡ đau, đỡ tốn kém do thời gian nằm viện sau mổ ngắn.

Tôi bị đau vùng sườn phải, kèm sốt vàng da, đi khám siêu âm được bác sĩ chẩn đoán là viêm túi mật do sỏi phải phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Xin hỏi bác si,̃ nếu cắt bỏ sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa sau này thế nào?

Bùi Thế Quyền (buiquyen@gmail.com)

Túi mật có hình quả lê có chiều dài từ 8-10cm, chiều rộng khoảng 4cm, treo ngay dưới thùy phải của gan, có chức năng như một túi lưu trữ dịch mật cho cơ thể. Mỗi ngày gan tổng hợp được khoảng 500-1.000ml dịch mật cho cơ thể, khi chuyển tới túi mật, nó được cô đặc lại và lưu trữ ở đây khoảng 30-50ml dịch mật.

Khi chúng ta ăn, dịch mật tiết ra đi vào phần ruột non, tá tràng thông qua các ống mật để tiêu hóa thức ăn. Nên mặc dù là một bộ phận rất nhỏ của cơ thể nhưng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu hóa của con người.

Tuy nhiên, túi mật chỉ có vai trò phụ, có thể cắt bỏ được. Vì khi túi mật bị viêm do sỏi nó có thể gây biến chứng thấm mật phúc mạc rất nguy hiểm.

Vì vậy, nếu có chỉ định cắt túi mật thì bạn cũng không nên quá lo lắng. Khi không có kho dự trữ mật (túi mật) thì gan vẫn sản xuất mật và theo ống mật đổ thẳng vào ruột để tiêu hóa thức ăn.

Hiện nay, phương pháp nội soi cắt túi mật (thay cho phương pháp mổ mở trước kia) đã giúp bệnh nhân đỡ đau, đỡ tốn kém do thời gian nằm viện sau mổ ngắn.

Điều quan trọng là tùy theo tính chất của sỏi mà chế độ ăn sau mổ cũng cần chú ý để phòng ngừa sỏi tái phát. Mặc dù không còn túi mật nhưng có thể gặp sỏi trong gan hay ố́ng mật chủ. Lời khuyên sau mổ sỏi túi mật bệnh nhân cần định kỳ khám, siêu âm để phát hiện sỏi tái phát để kịp thời điều trị.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!