Việc xác định loại kỷ luật nào phù hợp với gia đình cần dựa trên tính khí của bạn, tính khí của trẻ và triết lý về kỷ luật của gia đình bạn. Không có một loại kỷ luật duy nhất nào phù hợp với tất cả trẻ em hay tất cả các gia đình trong tất cả các tình huống.
Nhiều khả năng là bạn cần có cách tiếp cận trung lập và sử dụng một vài kỹ thuật khác nhau từ mỗi kiểu.
1. Kiểu kỷ luật nhẹ nhàng
Ảnh minh họa
Kỷ luật tích cực dựa trên việc khen ngợi và khích lệ. Thay vì tập trung vào hình phạt, phụ huynh tập trung vào việc dạy trẻ cách giải quyết vấn đề.
Cha mẹ dạy cho trẻ các kỹ năng xử lý tình huống và thảo luận với con để tìm ra giải pháp. Kỷ luật tích cực sử dụng các buổi nói chuyện gia đình và lối giao tiếp quả quyết để xử lý các vấn đề hành vi của trẻ.
Tình huống: Trẻ 6 tuổi không chịu làm bài tập về nhà.
Phụ huynh có thể ngồi xuống với con và nói: 'Bố, mẹ biết cô giáo muốn con làm bài tập toán tối nay mà con thì không muốn. Chúng ta có thể làm gì để bài tập được hoàn thành và con có thể cho cô Smith biết rằng con đã làm xong bài tập đúng giờ?'.
Kỷ luật nhẹ nhàng tập trung vào việc ngăn ngừa vấn đề xảy ra. Cha mẹ dùng cách đánh lạc hướng để chuyển sự chú ý của trẻ khỏi các hành vi xấu.
Cha mẹ có thể chỉ ra cho trẻ hậu quả nếu trẻ vi phạm kỷ luật nhưng với kiểu kỷ luật nhẹ nhàng, cần nhất là không làm cho trẻ cảm thấy xấu hổ. Thay vào đó, cha mẹ vận dụng khiếu hài hước của mình và làm trẻ xao nhãng.
Trọng tâm của kỷ luật nhẹ nhàng là việc cha mẹ quản lý cảm xúc của chính mình trong khi giải quyết hành vi của trẻ.
Cũng với tình huống trên phụ huynh có thể phản ứng một cách hài hước: 'Con có muốn viết một lá thư dài hai trang cho cô giáo để giải thích lý do tại sao con không muốn làm bài tập toán tối nay không?' .
Một khi tình hình đã được xoa dịu, cha mẹ có thể đề nghị cùng xem bài tập và thảo luận với trẻ làm cách nào để hoàn thành bài tập đó.
2. Kiểu hướng dẫn về cảm xúc
Ảnh minh họa
Kỷ luật dựa trên ranh giới tập trung vào việc thiết lập các giới hạn và làm rõ các quy tắc. Trẻ sau đó sẽ được đưa ra các lựa chọn và cần có những hậu quả rõ ràng cho hành vi sai trái, chẳng hạn như hậu quả mang tính logic hoặc hậu quả tự nhiên.
Tình huống: Trẻ 6 tuổi không chịu làm bài tập về nhà.
Phụ huynh sẽ đặt ra giới hạn và làm rõ các hậu quả bằng cách nói: 'Con sẽ không thể sử dụng bất kỳ thiết bị điện tử nào tối nay cho đến khi bài tập của con được hoàn thành'.
Sửa chữa hành vi tập trung vào các hậu quả của hành vi tích cực và hành vi tiêu cực. Hành vi tích cực được củng cố bằng lời khen hoặc phần thưởng. Hành vi tiêu cực không được khuyến khích bằng cách 'làm ngơ' và sử dụng hậu quả tiêu cực, chẳng hạn như trẻ sẽ mất một đặc quyền nào đó.
Phụ huynh có thể nhắc nhở trẻ về 'phần thưởng' đã định sẵn:'Hãy nhớ, khi con hoàn thành bài tập về nhà, con có thể sử dụng máy tính trong 30 phút. Nếu con tuân thủ, con sẽ nhận được lời khen. Nếu con không tuân thủ, bố mẹ làm ngơ bất kỳ phản kháng nào của con'.
Hướng dẫn con về cảm xúc là một quá trình kỷ luật gồm năm bước tập trung vào việc dạy trẻ về các trạng thái cảm xúc của chính mình. Khi trẻ hiểu được cảm xúc của chúng, chúng có thể diễn đạt bằng lời nói thay vì hành động tự phát theo cảm xúc.
Trẻ sẽ được dạy rằng cảm xúc của chúng là hoàn toàn bình thường và cha mẹ hướng dẫn trẻ cách thích hợp để xử lý các cảm xúc của mình.
Phụ huynh có thể sẽ cố gắng giúp trẻ xác định cảm xúc bằng cách nói: 'Cha mẹ biết con buồn vì phải làm bài tập về nhà thay vì có thể chơi cả buổi tối. Môn Toán đôi khi rất khó và có thể làm con phát nản khi không biết câu trả lời hay phải loay hoay một lúc lâu. Con có thể dành ra vài phút vẽ một bức tranh về cảm xúc của mình khi đến giờ làm bài tập toán, con nhé'.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!