Thời gian trôi qua, nhiều bệnh nhân sống sau điều trị ung thư đã tuyên bố rằng nỗi sợ của họ về bệnh ung thư tái phát đã trở nên không còn lớn nữa, và họ đã tự thấy là họ đã ít suy nghĩ về bệnh. Tuy nhiên, ngay cả những năm sau điều trị, một số sự việc có thể làm cho bạn trở nên lo lắng về sức khỏe của mình. Những sự việc đó có thể bao gồm:
- Những lần tiếp tục đi khám theo dõi bệnh
- Những ngày đáng nhớ (như ngày bạn được chẩn đoán hoặc phẫu thuật hoặc ngày kết thúc việc điều trị)
- Những ngày sinh nhật
- Một thành viên trong gia đình bị ốm
- Những triệu chứng giống như những triệu chứng bạn đã có khi bạn biết mình bị mắc bệnh ung thư.
- Cái chết của một người nào đó cũng bị ung thư
- Những vật kỷ niệm riêng tư. Ví dụ, một người đã nói rằng anh ta thường đến một nhà hàng đặc biệt trong suốt đợt điều trị hóa chất vì những món trứng sữa đánh tan mà họ phục vụ là loại duy nhất mà anh ta có thể đứng để ăn. Sau điều trị, anh ta thấy rằng cần phải dừng việc đến nhà hàng đó bởi vì nhà hàng này nhắc cho anh ta nhớ lại việc điều trị và làm cho anh ta 'cảm thấy khó chịu trong dạ dày'.
Bệnh nhân ung thư có thể cảm thấy khỏe hơn khi che chở cho gia đình và bạn bè của họ. (Ảnh minh họa: Internet)
Những lời khuyên: Đối phó với nỗi sợ hãi
Bạn đối phó như thế nào với nỗi sợ hãi bệnh ung thư quay trở lại? Dưới đây là một số ý kiến đã giúp các bệnh nhân khác giải quyết được nỗi lo sợ và cảm thấy có hy vọng hơn:
+ Sự hiểu biết.
Học hỏi về bệnh ung thư của bạn, hiểu được bạn cần phải làm gì cho sức khỏe hiện tại và tìm kiếm những dịch vụ thích hợp để giúp bạn có được sự kiểm soát khôn ngoan nhất. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng những người có hiểu biết tốt về bệnh tật và việc điều trị là có thuận lợi hơn để theo đuổi những kế hoạch điều trị của họ và giành lại sự sống từ căn bệnh ung thư nhanh hơn những người không có sự hiểu biết.
+ Bày tỏ những cảm nhận về sự sợ hãi, cáu giận hoặc nỗi buồn
Việc cởi mở và chia xẻ những cảm xúc của họ đã giúp nhiều người cảm thấy đỡ lo lắng hơn. Nhiều người đã thấy rằng khi họ bày tỏ được những cảm xúc mạnh như cáu giận hoặc buồn bã thì họ càng có thể rời bỏ được những cảm xúc đó. Có một số người đã giải tỏa những xúc cảm của họ bằng cách nói chuyện với bạn bè hoặc gia đình, với những bệnh nhân sau điều trị ung thư khác, hoặc với một người tư vấn. Tất nhiên, nếu không thích bàn bạc về căn bệnh ung thư với những người khác thì bạn có thể không cần làm việc đó. Bạn có thể vẫn muốn biểu lộ những cảm xúc của mình bằng việc nghĩ đến những cảm xúc đó hoặc viết ra trên giấy.
>> Xem thêm:
Chăm sóc tinh thần với người bệnh ung thư (P1)
Chăm sóc tinh thần với người bệnh ung thư (P3)
Hỏi đáp về bệnh ung thư cổ tử cung
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!