Bạn đã từng bị chảy máu cam? Nhưng liệu bạn có biết nguyên nhân và cách sơ cứu khi bị tình trạng này chưa?
Chảy máu cam (chảy máu mũi) là hiện tượng máu chảy ra từ bên trong mũi. Lớp niêm mạc ở mũi chứa nhiều mạch máu nhỏ nằm gần bề mặt nên rất dễ bị vỡ. Có nhiều người bị chảy máu cam thường xuyên, đặc biệt là trẻ em và người lớn tuổi. Mặc dù chảy máu cam trông có vẻ đáng sợ, nhưng đây không hẳn là một vấn đề nguy hiểm.
Nguyên nhân gây ra chảy máu cam
Hai nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng chảy máu cam là:
- Không khí khô làm cho màng mũi của bạn bị khô và chúng dễ rách gây chảy máu và nhiễm trùng;
- Ngoáy mũi mạnh.
Các nguyên nhân khác của chảy máu cam bao gồm:
- Viêm xoang cấp tính hoặc mãn tính;
- Dị ứng;
- Sử dụng thuốc aspirin;
- Rối loạn đông máu (hoặc các nguyên nhân chảy máu do rối loạn khác);
- Chất làm loãng máu (chống đông máu), chẳng hạn như warfarin và heparin;
- Hóa chất gây kích thích ví dụ như như amoniac;
- Sử dụng cocaine;
- Cảm lạnh;
- Vách ngăn mũi bị lệch;
- Vật thể lạ trong mũi.
- Sử dụng thường xuyên thuốc xịt mũi cũng có thể gây ra chảy máu;
- Viêm mũi dạng Nonallergic;
- Chấn thương mũi.
Những nguyên nhân không phổ biến làm chảy máu cam:
- Uống rượu;
- Hội chứng giãn mạch dẫn đến chảy máu;
- Suy giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP);
- Bệnh bạch cầu;
- Polyp mũi (do viêm mãn tính trong khoang mũi);
- Phẫu thuật mũi;
- Khối u mũi;
- Tam cá nguyệt thứ hai;
- Huyết áp cao. Nguyên nhân này tuy rất hiếm nhưng vẫn có khả năng khi bị huyết áp cao nặng dẫn đến chảy máu mũi lâu hơn người bình thường.
Cách chữa trị
Bạn cần có sự chăm sóc y tế khẩn cấp nếu chảy máu cam trong các tình huống sau:
- Do bị chấn thương, chẳng hạn như một tai nạn xe;
- Lượng máu chảy ra quá nhiều;
- Ảnh hưởng đến việc hô hấp;
- Kéo dài trên 30 phút;
- Xảy ra ở trẻ em dưới 2 tuổi.
- Đến gặp bác sĩ nếu bạn chảy máu cam quá thường xuyên, ngay cả khi bạn có thể ngăn chảy máu khá dễ dàng. Điều quan trọng ở đây là cần phải xác định nguyên nhân gây ra chảy máu cam thường xuyên.
Các bước cần thực hiện để làm ngưng việc chảy máu mũi:
- Ngồi thẳng và nghiêng về phía trước. Khi người bạn trong tư thế thẳng đứng, huyết áp trong tĩnh mạch của mũi sẽ giảm và ngăn việc chảy máu tiếp tục diễn ra. Bạn nên ngồi hướng về phía trước để tránh nuốt máu vì máu có thể gây kích ứng dạ dày;
- Tiếp theo, bạn hãy nhẹ nhàng xì mũi để tống ra máu vón cục;
- Phun thuốc làm thông mũi;
- Bạn có thể bóp mũi để ngưng máu chảy. Bạn nên sử dụng ngón tay cái và ngón trỏ để véo hai lỗ mũi dính khít lại, ngay cả khi chỉ có một bên mũi chảy máu; thở bằng miệng và bóp chặt mũi trong 10 phút. Động tác này gây áp lực lên các điểm chảy máu ở vách ngăn mũi và làm máu ngưng chảy;
- Nếu máu chưa ngưng, bạn nên lặp lại các bước này trong khoảng 15 phút;
- Sau khi máu đã ngừng chảy, bạn không được ngoáy hoặc xì mũi và không nên cúi xuống trong vài giờ.
Mẹo để giúp ngăn ngừa chảy máu cam
- Giữ lớp niêm mạc mũi luôn ẩm, đặc biệt là trong những tháng lạnh khi không khí khô, dùng vaseline hoặc thuốc mỡ kháng sinh với một miếng gạc bông thoa 3 lần một ngày;
- Nếu con bạn còn nhỏ và hay bị chảy máu cam, bạn nên cắt móng tay cho chúng để chúng không ngoáy mũi gây chảy máu;
- Sử dụng máy tạo độ ẩm.
Đây thực sự là những kiến thức rất cần trong đời sống hằng ngày, hy vọng bài viết này giúp bạn có một kỹ năng tốt khi đối mặt với tình huống chảy máu cam.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Bà bầu bị chảy máu cam có bất thường không?
- Chảy máu cam: Nguyên nhân và cách sơ cứu hiệu quả
- Phải làm gì khi mũi bạn bị chảy máu cam?
- Cách xử trí cho người chảy máu cam
- Chảy máu mũi (chảy máu cam)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!