Chế biến cá hồi đúng cách để có lợi cho sức khỏe

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Ăn cá hồi đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu chọn cá hồi không đảm bảo, ăn cá sai cách sẽ vô tình rước bệnh vào thân.

Giá trị dinh dưỡng của cá hồi đã được nhiều người biết đến, tuy nhiên so với các thực phẩm khác, cá hồi tương đối đắt và không được bán phổ biến nên nhiều bà mẹ vẫn còn lúng túng khi chế biến món ăn.

Dưới đây là những lưu ý cần tránh khi ăn cá hồi

Cá bị nhiễm khuẩn

Cá hồi thường được sử dụng để ăn sống, nên việc chọn nguồn thực phẩm sạch là hết sức quan trọng. Với tình trạng môi trồng thủy sản bị ô nhiễm như hiện nay, cá hồi có thể bị nhiễm khuẩn, người ăn vào dễ bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy. Ngoài ra, cá hồi có thể nhiễm phải một số kim loại độc hại như chì, thủy ngân, domoic a-xít,… là một trong số những nhân tố gây nên bệnh ung thư.

Vì vậy, khi mua cần lựu chọn nguồn đảm bảo, ngoài ra cần quan sát đặc điểm bên ngoài cá như: mắt cá hồi phải trong, con ngươi phải đen sáng, mang cá hồi không thâm, thịt cá hồi tươi phải chắc và đàn hồi. Nên kiểm tra qua trong bụng cá hồi để chắc chắn rằng không có những vết máu hay những vùng thẫm màu.

Không sơ chế kĩ

Việc chế biến cá hồi đúng cách là rất quan trọng. Chú ý, khi lọc xương nên được tiến hành cẩn thận, các xương lẻ dính trong thịt cá, có thể sử dụng nhíp để gắp ra nếu dùng cho trẻ.

Ngoài ra, để làm giảm mùi tanh cũng như loại bỏ các chất bẩn trên mình cá cần rửa qua bằng nước muối hoặc xát muối hột lên cá, sau đó ngâm cá đã làm sạch vào nước lạnh có pha ít giấm, hoặc trộn vào cá một ít hạt tiêu hay lá nguyệt quế.

Bảo quản không đúng cách

Chế biến cá hồi đúng cách để có lợi cho sức khỏe

Ăn cá hồi đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe (Ảnh minh họa: Internet)

Cần ướp lạnh cá để bảo quản, dùng trong vòng 24 giờ. Tránh sử dụng thịt cá đã đổi màu hay chảy nước. Đối với cá đông lạnh, khi muốn sử dụng phải cho vào ngăn mát để rã đông từ từ. Nếu ngay lập tức để ra môi trường ngoài hoặc sử dụng lò vi sóng, thịt cá sẽ bị rã nát.

Để bảo quản lâu hơn, chúng ta nên để cá đông lạnh. Cá hồi đông lạnh có thể bảo quản trong vòng 3 tháng. Tuy nhiên trong trường hợp quá trình đông lạnh này bị ngắt quãng thì toàn bộ việc bảo quản sẽ không còn giá trị, chúng ta bắt buộc phải sử dụng toàn bộ thịt cá sau lần rã đông đầu tiên.

Chế biến cá hồi đúng cách

Đầu cá hồi

Đầu cá hồi chính là phần nhiều chất dinh dưỡng nhất trên cơ thể cá hồi. Đầu cá hồi thường được sử dụng nhiều nhất để nấu canh chua với sấu hoặc khế hoặc làm lẩu. Đặc biệt, óc của cá hồi được cho là bộ óc ngon nhất của các loài cá.

Thịt cá hồi

Thân giữa chính là phần lưu trữ mỡ của cá hồi, được rất nhiều thực khách ưa chuộng vì nhiều công dụng khác nhau: ăn sống, rán, rán chín tới, nhúng lẩu, nướng, sốt cà chua hay làm sushi.

Phần đuôi cá hồi chắc thịt nên rất phù hợp nhất để nấu cháo, nấu bột và làm ruốc. Ngoài ra, nhiều người cũng sử dụng cả phần đuôi để nấu canh chua hoặc sốt cà chua. Phần thịt gần đuôi cá cũng có thể dùng làm gỏi cá, làm sushi, đem lại màu đỏ đậm đẹp mắt, khiến miếng thịt chắc hơn khi ăn sống.

Xương cá hồi

Xương cá hồi có thể được để nguyên để kho, rán, sốt cà chua hoặc nấu canh chua. Người nấu cũng có thể lọc lấy riêng phần thịt để nấu cháo, nấu bột. Tận dụng xương cá hồi chính là cách tiết kiệm nhất để thưởng thức món cá hồi đắt giá.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!