Việc thực hiện chế độ ăn uống phù hợp có thể là cách trị bệnh vảy nến hữu hiệutrong một số trường hợp. Thực tế cho thấy,một số loại thực phẩm có thể giúp cải thiện hoặc làm trầm trọng hơn các triệu chứng của căn bệnh này. Do đó,khibị vảy nến nên ăn gì, kiêng gì là mối quan tâm của không ít người.
Hello Bacsi giới thiệu đến bạn những thực phẩm mà người bị vảy nến nên ăn hoặc tránh sử dụng nhằm giảm nguy cơ làm trầm trọng hơn triệu chứng bệnh hoặc khiến bùng phát bệnh.
Dấu hiệu bệnh vảy nến là gì?
Việc nhận biết bệnh vảy nến ở giai đoạn sớm thông qua các dấu hiệu ban đầu là rất quan trọng. Điều này sẽ giúp bạn được điều trị sớm, đúng cách, từ đó giúp giảm các triệu chứng khó chịu và ngăn ngừa biến chứng gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Vảy nến có nhiều loại nhưng vảy nến thể mảng (vảy nến mảng bám) là phổ biến nhất với khoảng 80% số người mắc. Không chỉ gây tổn thương da, bệnh còn có thể làm tổn thương khớp và móng.
Một số dấu hiệu đặc trưng của vảy nến mảng bám bao gồm:
- Da có các tổn thương đỏ, sưng lên với đường kính từ 2 – 20 cm.
- Vùng da bị tổn thương có viền phân biệt rõ ràng với vùng da xung quanh.
- Bên trên bề mặt tổn thương có lớp vảy trắng. Vảy hình thành liên tục nên dù đã bóc sạch vảy thì chỉ sau 3 – 4 giờ, lớp vảy sẽ dày lại như cũ.
- Da có thể bị khô, nứt nẻ và chảy máu.
- Ngứa ngáy: Khoảng 1/2 số người bị vảy nến gặp phải tình trạng này.
Ngoài vảy nến thể mảng, bệnh vảy nến còn có nhiều loại khác với các dấu hiệu đặc trưng như:
- Vảy nến thể giọt: Các đốm tổn thương sưng đỏ, có vảy, xuất hiện ở vùng cánh tay, chân hoặc toàn thân.
- Vảy nến đảo ngược: Tổn thương da có màu đỏ tươi, mịn, xuất hiện ở nách, háng, dưới bầu vú (phụ nữ)…
- Vảy nến đỏ da toàn thân: Cơ thể người bệnh trông “đỏ như tôm luộc”. Nếu bị bệnh vảy nến thể này, bạn cần được điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
- Vảy nến thể móng: Móng của người bệnh bị đổi màu, sần sùi, biến dạng.
- Viêm khớp vảy nến: Người bệnh bị sưng, đau, đỏ khớp.
Bệnh vảy nến có lây không?
Vảy nến là bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch nên không lây. Tuy nhiên, căn bệnh này lại có tính di truyền. Do đó, nếu bố hoặc mẹ bị vảy nến, tỷ lệ con sinh ra mắc bệnh là 8%, còn nếu cả bố mẹ đều bị bệnh thì nguy cơ con mắc bệnh này khá cao, là 41%. Ngoài ra, căn bệnh này cũng có yếu tố lịch sử gia đình. Vì vậy, nếu có anh chị em ruột bị vảy nến thì nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn người khác.
Chế độ ăn uống phù hợp có thể là cách trị bệnh vảy nến mang lại nhiều lợi ích
Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào cho thấy chế độ ăn uống có thể tác động tới căn bệnh vảy nến. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều người cho biết triệu chứng vảy nến của họ có sự thay đổi khi ăn một số thực phẩm. Dưới đây là những thực phẩm mà người bị vảy nến nên và không nên tiêu thụ.
1. Những thực phẩm mà người bệnh vảy nến nên ăn
Một số thực phẩm tốt cho người bị vảy nến bao gồm:
- Quả bơ: Loại trái cây này cung cấp chất béo có lợi cho sức khỏe. Bơ có 20 loại vitamin và khoáng chất khác nhau và đặc biệt giàu kali, lutein, beta-carotene, vitamin C, E và K giúp cải thiện triệu chứng bệnh vảy nến hiệu quả.
Người bệnh vảy nến ăn bơ sẽ có rất nhiều lợi ích
- Các loại rau xanh: Các loại rau xanh như cải xoăn, rau bó xôi, rau cải xanh… chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa nên rất tốt cho người bị vảy nến.
- Các loại cá béo: Các chất béo lành mạnh trong cá hồi, cá trích tốt cho sức khỏe tim mạch. Nó cũng cung cấp omega-3 giúp chống viêm, từ đó giúp giảm triệu chứng bệnh hiệu quả.
- Vừng đen (mè đen): Loại hạt này chứa nhiều chất béo có cấu trúc tương tự omega-3, cung cấp lượng vitamin E cần thiết cho da. Vì vậy, người mắc vảy nến nên ăn loại thực phẩm này.
- Gừng: Loại gia vị này chứa nhiều chất chống oxy hóa cùng ít nhất 14 hợp chất có hoạt tính sinh học lành mạnh, giúp tăng khả năng chống viêm.
- Các loại hạt: Các loại hạt như hạt điều, hạnh nhân… rất tốt cho người bị vảy nến.
- Trà xanh: Loại thức uống này chứa catechin – chất chống oxy hóa giúp chống viêm và ngăn ngừa ung thư. Do đó, người bị vảy nến có thể uống nước lá trà xanh thường xuyên để giảm viêm, cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.
2. Những thực phẩm mà người bệnh vảy nến nên tránh
Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm như kể trên, người bị vảy nến nên tránh ăn một số thực phẩm sau:
- Đồ ăn vặt: Những loại thực phẩm này thường chứa nhiều chất béo bão hòa, chất béo trans, tinh bột, đường nên có thể gây viêm.
- Thịt đỏ: Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt ngựa… chứa axit arachidonic có thể làm trầm trọng triệu chứng bệnh vảy nến. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh các loại thịt đã qua chế biến như lạp xưởng, xúc xích và thịt xông khói.
- Sữa và các chế phẩm từ sữa: Chúng cũng chứa axit arachidonic và casein protein làm tăng nguy cơ gây viêm.
- Trái cây có múi: Một số người bị dị ứng với các loại trái cây có múi như bưởi, cam, quýt, chanh. Các phản ứng dị ứng này có thể làm bùng phát vảy nến và khiến triệu chứng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Hãy thử loại bỏ các loại trái cây này ra khỏi chế độ ăn uống trong một khoảng thời gian và theo dõi xem tình trạng bệnh của bạn có được cải thiện hay không.
- Thực phẩm chứa gluten: Đây là loại protein có trong ngũ cốc như lúa mạch đen và lúa mì. Nhiều người cho biết, các triệu chứng bệnh vảy nến đã giảm khi họ cắt bỏ những thực phẩm chứa gluten ra khỏi chế độ ăn hàng ngày.
- Gia vị: Với một số người bị vảy nến, các gia vị như cà ri, quế, giấm, ớt bột, sốt cà chua… có thể là kẻ thù của làn da. Nguyên do là các chất có trong những loại gia vị này có thể gây viêm, làm trầm trọng hơn triệu chứng bệnh vảy nến.
Một số loại gia vị cũng có nguy cơ khiến triệu chứng bệnh vảy nến thêm trầm trọng hơn
- Rượu: Người uống rượu thường xuyên nhận thấy các triệu chứng vảy nến xấu đi hoặc khiến bệnh bùng phát dữ dội hơn. Mặt khác, rượu cũng làm giảm tác dụng của một số thuốc điều trị.
3. Bị bệnh vảy nến có ăn được thịt gà không?
Thịt gà là một trong những thực phẩm được xem là khá lành tính. Hiện nay, chưa có nghiên cứu khoa học nào đưa ra bằng chứng về việc người bệnh vảy nến nên hay không nên ăn thịt gà. Thực tế, khi bị vảy nến, ăn thịt gà có khiến các triệu chứng bệnh xấu đi hay không sẽ phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Nếu bị vảy nến, bạn nên chú ý quan sát xem sau khi ăn thịt gà, các triệu chứng bệnh có biểu hiện gì bất thường hay không. Nếu các triệu chứng bệnh có xu hướng trầm trọng hơn, bạn nên loại bỏ thịt gà ra khỏi thực đơn ăn uống hàng ngày. Ngược lại, nếu sau khi ăn xong, các triệu chứng bệnh vảy nến không nặng hơn thì bạn có thể thêm thịt gà vào chế độ dinh dưỡng của mình.
Cải thiện triệu chứng bệnh vảy nến hiệu quả nhờ sản phẩm thảo dược
Vảy nến là bệnh liên quan đến tình trạng rối loạn xảy ra ở hệ thống miễn dịch nên chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, người bị vảy nến vẫn có thể kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát nhờ các phương pháp như: Dùng thuốc, quang hóa trị liệu…
Lưu ý: Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ biện pháp nào. Điều này giúp bạn tránh được những biến chứng nguy hiểm hay tác dụng phụ mà các phương pháp hỗ trợ điều trị có thể gây ra.
Hiện nay, nhiều người có xu hướng sử dụng các sản phẩm thảo dược thiên nhiên để hỗ trợ điều trị bệnh an toàn, hiệu quả. Tiêu biểu trong dòng sản phẩm này là bộ đôi thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang (*) và kem bôi da dược liệu Explaq.
Kim Miễn Khang có thành phần chính là cây sói rừng cùng các dược liệu khác như: Thổ phục linh, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá, L-carnitine. Những thảo dược này có tác dụng điều tiết, điều hòa, tăng cường lại hệ miễn dịch của cơ thể, chống lại quá trình oxy hóa tế bào, từ đó giúp ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh tự miễn nói chung và vảy nến nói riêng.
Kim Miễn Khang giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh vảy nến
Để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh vảy nến, bạn nên sử dụng kết hợp Kim Miễn Khang và kem bôi ngoài da Explaq. Explaq là kem bôi dược liệu có các thành phần từ thiên nhiên gồm: Chitosan (thành phần chủ đạo), dịch chiết phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi. Sản phẩm có tác dụng làm bong sừng bạt vảy, dưỡng da, làm mềm mịn làn da. Do đó, Explaq giúp cải thiện các triệu chứng vảy nến hiệu quả, không gây tác dụng phụ.
Kem bôi da Explaq hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến hiệu quả
Xem thêm: BS. Nguyễn Thị Vân Anh đánh giá hiệu quả của phương pháp “trong uống – ngoài bôi” đối với người bị vảy nến
Người bị vảy nến nên uống Kim Miễn Khang kết hợp với bôi Explaq theo liệu trình từ 3 – 6 tháng với liều lượng sau:
- Kim Miễn Khang: Ngày 2 lần, mỗi lần 4 – 5 viên trước bữa ăn 30 phút hoặc sau bữa ăn 1 giờ
- Kem bôi da Explaq: Bôi 2 – 3 lần/ngày.
Xem thêm: Nhiều người bị vảy nến đã tìm lại sự tự tin sau khi sử dụng bộ đôi sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq. Tiêu biểu là bà Nguyễn Thị Kim Bình ở Thanh Xuân, Hà Nội, số điện thoại: 02438551697
Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh vảy nến, các thực phẩm nên tránh hay nên ăn cũng như cách sử dụng bộ đôi sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq, bạn hãy liên hệ hotline 091 675 7545 / 091 675 5060 hoặc tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 1800 6107.
(*) Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Lan Quan/HELLO BACSI
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Nhận biết dấu hiệu bệnh vảy nến và cách điều trị bệnh vảy nến hiện nay
- Bệnh vảy nến có chữa được không? Cách điều trị bệnh vảy nến
- Có thể điều trị bệnh vảy nến tại nhà hiệu quả không?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!