Từ vụ dịch mủ tuôn trào khi nạo vét filler vùng thái dương, chuyên gia cảnh tỉnh điều quan trọng khi độn thái dương

Thời sự - 11/24/2024

Tiêm filler làm đầy thái dương hay độn thái dương bằng cách tiêm chất làm đầy cần nắm rõ những điều quan trọng gì trước khi làm để tránh tai biến, biến chứng?

Mới đây, truyền thông đang xôn xao trước những hình ảnh nạo vét filler chảy mủ ở cùng thái dương của một phụ nữ trẻ. Được biết, bệnh nhân 31 tuổi ở TP.HCM được tiêm filler vào vùng thái dương cách đây 8 tháng tại một spa với mong muốn lấp đầy phần thái dương bị lõm.

Bệnh nhân chia sẻ, do nghe lời quảng cáo trên Facebook về chương trình khuyến mãi hấp dẫn, chị đã để nhân viên tại spa tiêm filler để độn thái dương cho mình. Tuy nhiên, bệnh nhân hoàn toàn không rõ mình được tiêm filler gì, với dung lượng bao nhiêu, cũng không biết có được làm trong môi trường với dụng cụ được vô trùng sạch sẽ hay không.

Từ vụ dịch mủ tuôn trào khi nạo vét filler vùng thái dương, chuyên gia cảnh tỉnh điều quan trọng khi độn thái dương

Do nghe lời quảng cáo trên Facebook về chương trình khuyến mãi hấp dẫn, chị đã để nhân viên tại spa tiêm filler để độn thái dương cho mình.

Sau khi tiêm, người phụ nữ bị đau nhức phần trán, ổ dịch sưng to ngày một nặng, lan rộng ra phần mắt nên đã cầu cứu các bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân được điều trị trong tình trạng đau nhức không ngừng, nóng sốt, tụ ổ dịch lớn tại vùng thái dương, phần da lồi lõm không đều trông rất dị dạng. Bệnh nhân được chẩn đoán: áp xe vùng thái dương do tiêm filler dẫn đến mô bị hoại tử hoàn toàn.

Ai cũng biết, thái dương hóp khiến diện mạo trở nên méo mó, kém xinh đẹp. Chưa dừng lại ở đó, thái dương hóp cũng được đánh giá là không tốt cho tướng số, vận mệnh. Nhưng trước thông tin này, nhiều người vô cùng lo lắng, nhất là với chị em đang có mong muốn độn thái dương để cải thiện nhan sắc, tăng phú quý.

Vậy, tiêm filler làm đầy thái dương hay độn thái dương bằng cách tiêm chất làm đầy cần nắm rõ những điều quan trọng gì trước khi làm?

Tiêm filler làm đầy thái dương là phương pháp hay dùng nhất từ trước đến nay, cần tìm hiểu kỹ chất liệu tiêm vào

Theo BSCKI Đỗ Thị Phương Nhung (BS chuyên ngành Da liễu, từng công tác tại Bệnh viện Da liễu Hà Nội), độn thái dương hay làm đầy thái dương là một trong những kỹ thuật làm đẹp hiện nay được nhiều chị em ưa chuộng. Quan niệm của người Việt Nam là thích có sự tròn trịa về khuôn mặt, chứ không thích sự khúc khuỷu góc cạnh, nên dịch vụ làm đầy thái dương hiện tại được nhiều cơ sở áp dụng thực hiện.

Từ vụ dịch mủ tuôn trào khi nạo vét filler vùng thái dương, chuyên gia cảnh tỉnh điều quan trọng khi độn thái dương

'Về giải phẫu, vùng thái dương có xương, cơ và da nhưng da và cơ mỏng; mạch máu đi nông nên khi tiến hành kỹ thuật làm đầy thái dương được tạm cho là vùng có tỉ lệ an toàn cao hơn vùng khác', BS Nhung khẳng định.

Theo vị chuyên gia này, muốn làm đầy thái dương trong thẩm mỹ nội khoa thì từ trước đến nay hay dùng nhất là tiêm chất làm đầy hay còn gọi là tiêm filler. Về bản chất, filler chính là hyaluronic acid - đó là chất có độ an toàn đã được FDA công nhận. Tuy nhiên, không phải filler của hãng nào cũng được FDA chứng nhận độ an toàn trên người. Do đó, trước khi tiến hành tiêm filler, bạn cần hết sức chú ý điều này để tránh biến chứng không mong muốn.

Đưa filler vào làm đầy thái dương cần chú ý liều lượng, đưa kim tiêm vào đúng vùng hõm của thái dương

'Về kỹ thuật làm đầy thái dương, bác sĩ cần nhìn tổng thể toàn bộ khuôn mặt và độ lõm của thái dương để định liều filler sao cho cân đối và phù hợp nhất. Sau đó bác sĩ sẽ dùng kim hay canulla để đưa filler vào đúng vùng hõm của thái dương', BS Nhung nhấn mạnh.

Vị chuyên gia này lưu ý thêm, cần đưa filler sát xương cho vùng này để đảm bảo thẩm mỹ tốt nhất. Nếu đi nông thì khi bệnh nhân cử động khuôn mặt, khối filler đó có thể di chuyển và nhìn rõ, như thế sẽ rất mất thẩm mỹ.

Từ vụ dịch mủ tuôn trào khi nạo vét filler vùng thái dương, chuyên gia cảnh tỉnh điều quan trọng khi độn thái dương

Về kỹ thuật làm đầy thái dương, bác sĩ cần nhìn tổng thể toàn bộ khuôn mặt và độ lõm của thái dương để định liều filler sao cho cân đối và phù hợp nhất.

Tiêm filler làm đầy thái dương dễ gặp tai biến, biến chứng do 2 nguyên nhân chính

BS Nhung khẳng định, tiêm filler làm đầy thái dương không khó nhưng có nguy cơ tắc mạch hay chèn ép mạch gây hoại tử. Điều này nằm ở 2 nguyên nhân: Một là, người thực hiện không được đào tạo tỉ mỉ về kỹ thuật tiêm filler; Hai là, chưa chọn loại filler chất lượng vì cách chọn loại filler nào cũng chiếm tới 50% sự an toàn trong việc lựa chọn kỹ thuật này cho vùng thái dương.

Do đó, dù tiến hành độn thái dương hay bất cứ thẩm mỹ nào cần tiêm filler, bạn cần chú ý sử dụng loại filler có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được chứng nhận an toàn của FDA. Nên thực hiện tại những cơ sở có uy tín, được công nhận giấy phép hoạt động và thực hiện bởi bàn tay của những bác sĩ có trình độ, giàu kinh nghiệm.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!