Trẻ còi xương do thiếu hụt vitamin D làm ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa canxi và phốt pho. Vậy triệu chứng cũng như chế độ dinh dưỡng cho bé còi xương như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết sau.
Nguyên nhân trẻ bị còi xương
Trẻ còi xương là do thiếu canxi, vitamin D, MK7 dẫn đến thiếu Canxi trong xương. Canxi là vi chất quan trọng giúp tham gia vào nhiều chức năng của cơ thể, trong đó tham gia vào việc điều hòa hệ thần kinh giao cảm.
Triệu chứng trẻ bị còi xương
Dấu hiệu đầu tiên mà đứa trẻ thiếu canxi đó là rối loạn thần kinh thực vật, trẻ thường khóc về đêm và ra mồ hôi trộm.
Nếu mắc còi xương bé sẽ có các triệu chứng rụng tóc vùng sau gáy.
Trẻ bị còi xương răng mọc chậm, táo bón, chậm biết lẫy, biết bò, đi và đứng,...
Khi mắc bệnh sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ.
Trẻ thường có những biểu hiện như: thóp rộng, đầu bẹp cá trê, trán dô...
Các triệu chứng này thường xuất hiện ở trẻ sinh non, trẻ quá bụ bẫm, trẻ sinh đôi, bé sinh vào mùa đông. Việc mắc còi xương sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ chính vì thế mà khi bé có các triệu chứng còi xương, cha mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở ý tế chuyên khoa, uy tín để điều trị, kết hợp chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Những trẻ có nguy cơ còi xương cao
Những trẻ có nguy cơ cao bị còi xương bao gồm:
Trẻ thường sinh vào mùa thu, mùa đông, trẻ không được tắm nắng hàng ngày, nhà ở thiếu ánh sáng, tắm nắng không đúng cách.
Trẻ sinh non, trẻ sinh đôi hoặc sinh ba, trẻ còi xương từ bào thai do chế độ ăn thiếu chất của mẹ...
Trẻ bị hoặc bị bệnh hô hấp như viêm mũi họng, viêm phế quản, cảm cúm, viêm phổi...
Bé bị mắc rối loạn đường tiêu hóa kéo dài như phân sống, táo bón, tiêu chảy kéo dài, tắc mật bẩm sinh, cản sự hấp thu của canxi và muối ở ruột.
Những trẻ không được bú mẹ hoặc thiếu sữa mẹ.
Những bé được chăm sóc không đúng cách, chế độ ăn thiếu dầu mỡ, không hấp thu được các Vitamin D và MK7. Cũng có thể là bé ăn nhiều bột từ sớm (trước 6 tháng) bởi trong các chất bột có nhiều acide phytinic, chất này cùng với Canxi thành muối không hòa tan, do đó sự hấp thu Canxi ở ruột bị giảm.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ còi xương
Khi trẻ còi xương, một chế độ dinh dưỡng tốt đóng vai trò quan trọng giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng ở trẻ. Theo các chuyên gia y tế, các bậc cha mẹ nên áp dụng những chế độ dinh dưỡng cho bé như sau:
Cung cấp đủ năng lượng theo lứa tuổi của trẻ, trong bữa ăn các bậc cha mẹ cần phải đảm bảo đủ bốn nhóm thực phẩm như: Chất đạm, đường bột, chất béo, Viatamin, khoáng chất. Do đó các bậc cha mẹ cần cho con ăn đủ các bữa cháo, bột, cơm,... Tùy theo nhu cầu của từng lứa tuổi mà thực hiện bổ sung đầy đủ dầu mỡ trong bữa ăn.
Ưu tiên những thức ăn có chứa nhiều đạm như cá, thịt, tôm, cua, trứng và sữa,...
Các mẹ nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Nếu như mẹ thiếu hoặc mất sữa hãy bổ sung các loại sữa phù hợp cho con. Loại sữa phải đúng với công thức theo tháng tuổi.
Nên cho bé ăn nhiều rau xanh, củ quả có màu sắc giúp kích thích sự thèm ăn của trẻ. Một số loại rau củ quả cung cấp nhiều chất xơ, Vitamin và khoáng chất, ngoài giúp bé hấp thụ tốt các vi chất như sắt, canxi, kẽm..., nó còn giúp ngăn ngừa táo bón ở trẻ.
Trong chế độ ăn, các bậc cha mẹ cần cung cấp dinh dưỡng dưới dạng thuốc như: Vitamin A, vitamin D, canxi, sắt, kẽm,... theo các hướng dẫn của bác sĩ.
Khuyến khích các mẹ cho trẻ vận động hàng ngày để tăng chiều cao bằng các môn thể thao như: bơi lội, chơi cầu lông, đạp xe...
Ngoài các chế độ ăn, mẹ nên cho bé đi khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ.
Khi trẻ còi xương các bậc cha mẹ nên cho con em đi thăm khám và có chế độ chăm sóc hợp lý. Không tự ý bổ sung các loại thuốc để tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng tới bé.
Xét nghiệm tổng quát cho trẻ dưới 16 tuổi
Xét nghiệm định kì giúp bố mẹ chủ động theo dõi quá trình phát triển về thể chất và tâm sinh lý của con trẻ.
Xét nghiệm tại nhà Xander
Trẻ như thế nào thì cần đăng ký gói xét nghiệm này?
- Dưới 16 tuổi
- Chưa tiêm phòng vắc xin viêm gan B
- Có dấu hiệu chán ăn
- Trẻ em bị còi xương, suy dinh dưỡng
- Tiền sử gia đình có viêm gan, bệnh tim, tiểu đường, huyết áp cao...
Lợi ích khi đến với Xét nghiệm tại nhà Xander
- 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
- Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
- Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.
Mách mẹ cách giúp bé 5 tuổi không còn biếng ăn
Sử dụng thuốc tẩy giun như thế nào mới đúng?
Cách điều trị nôn trớ ở bé 5 tuổi mẹ nên biết
Những nguyên nhân khiến trẻ 5 tuổi suy dinh dưỡng
Mẹ không tăng cân khi mang thai ba tháng cuối có sao không?
Cách tính tổng giá xét nghiệm
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý: 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu
* Giá gói xét nghiệm tổng quát cho trẻ dưới 16 tuổi của Xander được cập nhật phía cuối bài viết.
* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline: (024) 73049779 / 0984.999.501 để được tư vấn cụ thể.
Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (024)73.049.779 - 0984.999.501 (Giờ trực: 6-22h)
Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Xem thêm:
- Thuốc trị còi xương khuyên dùng cho trẻ
- Chế độ dinh dưỡng cho trẻ còi xương, biếng ăn
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!