Một phụ nữ tên Tiểu Hân (ở Dương Châu, Trung Quốc) mang thai đứa trẻ được 6 tháng, vì một chiếc răng khôn đã dẫn đến thảm kịch phải phá thai. Tại sao lại như vậy?
Trước khi mang bầu, Tiểu Hân mọc một chiếc răng khôn và thường xuyên bị viêm, nhưng do sợ đau nên cô không dám nhổ, đến khi mang thai, chiếcrăng khônbị viêm càng nghiêm trọng hơn, thậm chí còn xuất hiện tình trạng sưng.
Do không chịu đựng được nữa nên cô đã đến Khoa răng Hàm Mặt của Bệnh viện nhân dân Tô Bắc để khám. Tuy nhiên theo kết quả kiểm tra, bác sĩ phát hiện trong khoang miệng của Tiểu Hân có lượng lớn vi khuẩn, và những vi khuẩn này có xu hướng xâm chiếm toàn bộ khoang miệng, nếu không được điều trị kịp thời, hậu quả sẽ không thể tưởng tượng được.
Bác sĩ cũng nói rằng, bình thường điều trị trường hợp này không quá khó, chỉ cần uống thuốc nội tiết tố là có thể kiểm soát được.
Răng khôn (răng số tám hay răng hàm lớn thứ ba) là răng mọc cuối cùng, thông thường ở người trong độ tuổi từ 17 đến 25
Tuy nhiên Tiểu Hân đang mang thai. Nếu uống các loại thuốc này sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của đứa trẻ và nếu cô ấy không uống thuốc, tình trạng bệnh càng tồi tệ hơn, có thể phải đối mặt với tình trạng yết hầu bị chặn và không có cách nào để thở. Lúc này cần phải phẫu thuật mở khí quản và rất dễ dẫn đến sinh non.
Sau khi trải qua cân nhắc, gia đình của Tiểu Hân đã quyết định bảo vệ sức khỏe của người mẹ, lựa chọn từ bỏ đứa bé. Sau nửa tháng, tình trạng bệnh ở khoang miệng người phụ nữ có chuyển biến tốt, nhưng vì nó dẫn đến việc đứa trẻ được hình thành 6 tháng trong bụng mẹ đã không còn. Điều này thật sự khiến người lớn đau lòng.
Vì vậy, sức khỏe răng miệng đối với các bà mẹ mang thai rất quan trọng. Thực tế, theo các bác sĩ hiện nay không khó để điều trị các bệnh răng miệng, nhưng điều đáng sợ nhất là gặp phải những bà mẹ mang thai, bởi cả thuốc và phẫu thuật đều gây nguy hiểm cho trẻ trong bụng.
Vậy tại sao các bà mẹ mang thai dễ mắc bệnh răng miệng? Đó là do những nguyên nhân sau đây:
1. Thay đổi về canxi
Nhu cầu canxi cho thai nhi rất cao nên có thể rơi vào tình trạng thiếu canxi làm răng trở nên xốp hơn và làm tăng nguy cơ bị sâu răng.
2. Thay đổi thói quen ăn uống khi mang thai
Trong giai đoạn mang thai, lượng thức ăn bình thường của bà bầu sẽ ít hơn, nhưng vì muốn bổ sung đủ năng lượng, không ít bà bầu sẽ có thói quen ăn nhiều bữa, cũng có rất nhiều phụ nữ mang thai thích ăn các loại thực phẩm chua ngọt, điều này dẫn đến các vấn đề về nướu.
3. Thay đổi về hormone
Thường vào tháng thứ 2 của thai kỳ, lượng hormone estrogen và progesterone tăng nhanh làm gia tăng lưu lượng máu tới nướu gây nên tình trạng viêm nướu trầm trọng hơn bình thường. Biểu hiện là đau răng, chảy máu nướu khi đánh răng... hiện tượng này có thể nặng hơn vào tháng thứ 7, 8 và giảm dần vào tháng thứ 9 của thai kỳ. Ngay cả bà mẹ mang thai cũng có thể hình thành khối u nướu.
Do đó, vấn đề răng miệng của mẹ bầu là một vấn đề lớn, nó liên quan đến các vấn đề sức khỏe của em bé trong bụng mẹ.
Vậy làm thế nào để mẹ bầu bảo vệ được răng miệng trong quá trình mang thai?
- Dùng miếng băng, gạc sạch có kem đánh răng để lau sạch răng nếu bị nôn ói khi chải răng.
- Nên đánh răng với kem có chứa flour ít nhất 2 lần một ngày để làm sạch mảng bám trên bề mặt của răng, dùng bàn chải chải nhẹ lên lưỡi để làm sạch các mảng bám trên lưỡi, sử dụng dung dịch súc miệng để tăng khả năng diệt khuẩn, làm sạch miệng.
- Nên sử dụng chỉ tơ nha khoa để làm sạch kẽ răng thay vì dùng tăm sẽ làm hở các kẽ răng, dễ dắt thức ăn gây sâu răng.
- Hạn chế các thực phẩm có nhiều đường, nên sử dụng rau, trái cây tươi, uống nhiều sữa, bổ sung canxi, ăn ít muối và chất béo.
- Nên đi khám răng định kỳ, lấy cao răng thường xuyên để sớm phát hiện các bệnh răng miệng và có các biện pháp điều trị thích hợp.
Nguồn: Sohu
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!