Chỉ vì thói quen này khi quan hệ tình dục mà một người đàn ông phải đi tiêm vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung

Sức khỏe giới tính - 03/29/2024

Một người đàn ông 44 tuổi đã đến phòng khám của Khoa phụ sản Bệnh viện Đài Bắc và nói bản thân phải tiêm vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung (HPV). Câu chuyện này thật khó tin.

Chỉ vì thói quen này khi quan hệ tình dục mà một người đàn ông phải đi tiêm vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung

Thái Phong Bác, bác sĩ tại Khoa Phụ khoa cho biết, khi người đàn ông này đến, anh ta rất bối rối, tại sao người đàn ông lớn tuổi như vậy lại tiêm vắc-xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung?

Người đàn ông kể lại bản thân ông được bác sĩ ở Khoa răng hàm mặt của Trung tâm y tế Trung Bộ (Đài Bắc) chẩn đoán có mụn sinh dục hình súp lơ ở miệng, và ông đã hoàn thành việc điều trị bằng laser, bác sĩ yêu cầu ông phải tìm chuyên gia ở Khoa phụ sản để tiêm vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung (HPV).

Chỉ vì thói quen này khi quan hệ tình dục mà một người đàn ông phải đi tiêm vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung

Thái Phong Bác, bác sĩ tại Khoa Phụ khoa cho biết, khi người đàn ông này đến, anh ta rất bối rối, tại sao người đàn ông lớn tuổi như vậy lại tiêm vắc-xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung?

Để làm rõ nguyên nhân bị nhiễm trùng, bác sĩ Thái Phong Bác hỏi bệnh nhân có thói quen quan hệ tình dục bằng miệng không, sau khi do dự một lúc người đàn ông mới trả lời 'thỉnh thoảng có quan hệ miệng'.

Bác sĩ Thái kiểm tra phát hiện các mụn cục đã chuyển sang màu trắng sau khi được loại bỏ bằng laser, và cũng xuất hiện các mô mới màu đỏ.

Bác sĩ Thái Phong Bác nói, HPV (Vi rút u nhú ở người – Human Papillomavirus) là một loại vi rút lây truyền qua đường tình dục. Người bệnh có thể bị nhiễm HPV khi quan hệ tình dục qua đường miệng, âm đạo hoặc hậu môn với người bị nhiễm virus.

Trong phần lớn trường hợp, HPV sẽ tự khỏi và không gây ra bất cứ vấn đề nào về sức khỏe. Khi HPV không khỏi thì nó có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe như mụn sinh dục và ung thư (ung thư miệng).

Mụn sinh dục thường trông giống như cục u nhỏ hay một nhóm cục u ở vùng sinh dục. Những cục u này có thể nhỏ hay lớn, nhô lên hay dẹt, hoặc có hình dạng như bông cải. Do vậy bác sĩ kiến nghị anh ta tiêm vắc-xin HPV để tránh làn sóng tấn công virus u nhú ở người.

Chỉ vì thói quen này khi quan hệ tình dục mà một người đàn ông phải đi tiêm vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung

Người bệnh có thể bị nhiễm HPV khi quan hệ tình dục qua đường miệng, âm đạo hoặc hậu môn với người bị nhiễm virus.

Bác sĩ Thái Phong Bác cũng cho biết, trước đây mụn sinh dục hầu hết xảy ra ở bộ phận sinh dục, nhưng dần đây do thói quen quan hệ của người dân thay đổi, khiến mụn sinh dục cũng thường xuất hiện ở miệng, tay và các bộ phận khác.

Bác sĩ cũng đã từng điều trị cho một bệnh nhân nữ 18 tuổi có mụn sinh dục ở tay, sau khi hỏi mới biết cô giúp bạn trai 'quay tay'. Trước đây cũng có một thanh niên 20 tuổi xuất hiện mụn sinh dục ở miệng, cũng là vì sự 'nổi loạn' của bạn gái, yêu cầu 'hôn' phần âm hộ.

Làm thế nào tránh được HPV và những vấn đề sức khỏe mà bệnh này gây ra?

Bạn có thể thực hiện một số điều để giảm nguy cơ bị nhiễm HPV.

Tiêm vắc-xin: Vắc-xin HPV này rất an toàn và hữu hiệu. Nó có thể phòng bệnh (bao gồm ung thư) do HPV gây ra khi được sử dụng ở những nhóm tuổi được khuyến cáo, đề xuất lứa tuổi 11 – 12 nên tiêm hai liều vắc-xin HPV để phòng bệnh ung thư do HPV gây ra.

Tầm soát ung thư cổ tử cung:Tầm soát định kỳ ung thư cổ tử cung cho nữ giới từ 21 đến 65 tuổi có thể ngăn ngừa bệnh.

Chỉ vì thói quen này khi quan hệ tình dục mà một người đàn ông phải đi tiêm vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung

Tầm soát định kỳ ung thư cổ tử cung cho nữ giới từ 21 đến 65 tuổi có thể ngăn ngừa bệnh.

Nếu bạn có quan hệ tình dục: Dùng bao cao su đúng cách mỗi khi quan hệ tình dục. Điều này có thể giảm nguy cơ bị HPV. Nhưng HPV có thể gây nhiễm trùng ở những chỗ bao cao su không che được — do đó có thể không phòng được HPV một cách triệt để;

Nên duy trì mối quan hệ một vợ một chồng từ hai phía – nghĩa là chỉ quan hệ tình dục với người chỉ quan hệ tình dục với bạn.

Ai nên được tiêm vắc-xin?

Nam nữ 11 – 12 tuổi đều nên được tiêm vắc-xin.

Nên tiêm vắc-xin cho nam giới đến 21 tuổi, nữ giới đến 26 tuổi nếu họ chưa được tiêm vắc-xin đầy đủ khi còn nhỏ.

Cũng cần tiêm vắc-xin cho người đồng tính nam và lưỡng tính (hoặc bất cứ nam giới nào có quan hệ tình dục với người cùng giới) cho đến 26 tuổi. Ngoài ra, tiêm vắc-xin cho nam giới và nữ giới bị suy giảm miễn dịch (bao gồm cả người bị HIV/AIDS) cho đến 26 tuổi cũng là rất cần thiết nếu họ chưa được tiêm vắc-xin đầy đủ khi còn nhỏ.

Nguồn: Ettoday

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!