Chờ đợi bung lụa sau cách ly xã hội: Đừng chủ quan khi 'định thủ' vô hình

Thời sự - 04/20/2024

Còn vài ngày nữa là hết thời gian cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, nhiều người đã lên kế hoạch hết cách ly sẽ bắt đầu xả hơi 'bung lụa' để bù lại cho ngày tháng ở yên trong nhà

Lên kế hoạch xả hơi

Trên mạng xã hội, rất nhiều người đã hỏi nhau hết cách ly bạn sẽ làm gì. Đa số mọi người đều cho rằng họ sẽ đi những nơi họ chưa đến được, ăn những món ăn mình thích, tụ tập bạn bè, túm năm tụm ba chia sẻ để bù cho những ngày cách ly xã hội.

Chị Hiền – 1 bà mẹ trẻ ở Hà Đông, Hà Nội tâm sự sau hết thời gian cách ly chị đã lên được cả chục địa điểm mình cần đến nào là ăn bánh tôm Hồ Tây, thưởng thức cafe trứng Nguyễn Hữu Huân, bánh rán Bùi Thị Xuân, Bít tết Hòe Nhai… đủ các thực đơn, địa điểm chị muốn đến cùng bạn bè thường thức.

Chờ đợi bung lụa sau cách ly xã hội: Đừng chủ quan khi 'định thủ' vô hình

Không lên kế hoạch cao xa, ăn uống, chị Hoàng Anh – Thanh Xuân, Hà Nội cho biết hết cách ly xã hội việc đầu tiên chị sẽ làm đó là lê la các quán ốc ở Hồ Tây, đi chợ hoa để chọn cho mình những bó hoa yêu thích nhất…

Rất nhiều người đang chờ đợi tâm lý xả hơi sau khi hết cách ly xã hội.

Theo bác sĩ Lê Quốc Hùng – Trưởng khoa Truyền nhiễm, BV Chợ Rẫy, TP.HCM giãn cách xã hội vẫn là chìa khóa để phòng chống Covid-19. Mọi người không nên có tâm lý xả hơi, chủ quan khi số ca bệnh đã giảm hơn trước.

Bệnh Covid-19 lan đến Việt Nam rất sớm sau khi dịch bệnh khởi phát tại Vũ Hán. Cả nước nỗ lực chống dịch, đã có lúc hy vọng dập tắt được dịch bệnh trong giai đoạn 1. Nhưng thực tế chúng ta mới chỉ đạt được mục tiêu khống chế số người nhiễm bệnh thấp nhất có thể và chưa để ai tử vong.

Sau thành công lớn ở giai đoạn đầu nhưng tới nay mối lo ngại nhất cũng đã xảy ra, dịch bệnh đã lây lan trong cộng đồng và có những ca chưa tìm được nguồn lây.

Nếu người dân ở nhà, tránh tiếp xúc gần với người khác, thực hiện việc phòng ngừa cá nhân cho tốt thì mỗi chúng ta đang tự tạo cho mình một 'ốc đảo' để sống, để triệt tiêu điều kiện thuận lợi cho virus lây lan, phát triển dẫn tới tiêu diệt căn bệnh mà không cần thuốc.

Bác sĩ Hùng cho biết bản thân ông thà phải chịu thay đổi thói quen sinh hoạt trong hai tuần hay thậm chí vài tuần còn hơn là thỏa mãn nhu cầu của mình trong chốc lát rồi phải gánh chịu những hậu quả đáng tiếc đã biết trước.

Nguy cơ còn nhiều hãy giữ nguyên phòng hộ

Bác sĩ Trương Hữu Khanh – Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1 chia sẻ hiện nay tâm lý muốn xả hơi sau cách ly của nhiều người là vô cùng nguy hiểm. Bác sĩ Khanh cho biết hiện Việt Nam vẫn còn nhiều nguy cơ. Các nước láng giềng như Lào, Campuchia vẫn còn ca bệnh và người dân vẫn đi lại quanh vùng biên giới.

Người ở các khu cách ly cũng bắt đầu trở về và họ sẽ đi thăm người nhà, người già. Singapore cũng xảy ra tình trạng du học sinh về và tản đi khắp nơi khiến dịch lan rộng.

Nếu chủ quan dịch sẽ khó kiểm soát. Tại các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia cũng đang chao đảo vì dịch Covid-19. Bác sĩ Khanh dự đoán dịch ở Châu Âu và Mỹ ít nhất cũng phải đến tháng 8 mới tạm ổn nên mọi người đừng có tâm lý xả hơi, chủ quan.

Ở bất cứ chỗ nào mọi người vẫn cần giữ khoảng cách an toàn cho mình với nguyên tắc 2 mét. Bạn cần nhớ hết cách ly xã hội cũng không buông phòng bệnh cho chính mình.

Nhiều người trẻ có tâm lý người trẻ, khỏe không lo mắc bệnh nên vẫn muốn thoải mái với sở thích của mình như cafe, ăn vặt, rủ bạn bè đi buôn chuyện… đây đều là nguy cơ mắc bởi vì chúng ta đang không hình dung được virus Sars-CoV-2 đang tiềm ẩn ở những đâu, địch thủ của chúng ta đang vô hình.

Chính vì thế bác sĩ Khanh khuyên với những người bắt buộc phải đi làm cần phòng hộ tốt. Người nào làm ngành nghề như bán hàng siêu thị, thu nhân, lễ tân khách sạn… phải tiếp xúc với người lạ dù hết ca bệnh vẫn phải đeo khẩu trang, rửa tay, đeo kính chắn che giọt bắn.

Những người làm ở cơ quan công sở cần quán triệt không túm năm, tụm ba tám chuyện, hạn chế tiếp xúc ngồi gần ăn uống, bỏ bếp ăn tập thể, họp hành nên gia tăng vai trò của online. Bởi vì theo bác sĩ Khanh, cơ quan, công sở cũng không biết đâu là an toàn, mọi người đến làm việc rồi tỏa đi các hướng khác nhau.

Cuối cùng, bác sĩ Khanh khuyến cáo mọi người hãy nghĩ ra cách tự bảo vệ gia đình mình. Người trẻ cần bảo vệ người già vì có thể mang virus về cho người nhà của chính mình. Khi ở ngoài về việc đầu tiên là rửa tay sạch, vệ sinh cá nhân. Hãy nghĩ virus có thể đang tồn tại ở bất cứ đâu nên phải tự mình bảo vệ chính gia đình mình.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!