Chớ nên xem thường triệu chứng khô môi, nứt nẻ vì đó có thể là dấu hiệu của một vài bệnh nghiêm trọng. Bệnh viêm môi bong vảy (Chelitis Exfoliative) – là khái niệm để chỉ tình trạng môi bị viêm dẫn đến bong tróc vảy trong phạm vi viền môi và không lan ra phía bên ngoài. Bệnh khiến môi bị nứt nẻ, gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh, làm mất thẩm mỹ và mất tự tin trong giao tiếp.
Triệu chứng khô môi, nứt nẻ không thể bỏ qua
Dưới đây là một chia sẻ từ một bạn đang bị khô môi, nứt nẻ:
Hỏi
Em là nữ và năm nay em 16 tuổi. Khoảng gần 2 năm trở lại đây, em phát hiện ra môi của mình luôn trong tình trạng khô, nứt nẻ và có những lớp da trắng tróc ra liên miên. Em tưởng điều này chỉ xảy ra vào mùa đông mà thôi nhưng em thì bị quanh năm. Em đã thử bôi các loại son dưỡng và cả mật ong rồi mà vẫn không có gì chuyển biến. Em thấy mất tự tin lắm. Liệu em đang mắc bệnh gì và phải chữa như thế nào ạ? (hocon...@yahoo.com)
Trả lời
Theo như những gì bạn mô tả thì điều đầu tiên tôi phải nói là chớ nên xem thường triệu chứng khô môi, nứt nẻ vì nó không đơn giản chỉ là bệnh như bạn đã thấy.
Nhiều khả năng là bạn đã mắc phải chứng viêm môi bong vảy. Nguyên nhân thì chưa có nghiên cứu nào xác định rõ nhưng thường đó là dấu hiệu của một bệnh nào đó bên trong cơ thể.
Biểu hiện cụ thể như em đã thấy, thường là gây tổn thương ở môi khiến môi bị sưng đỏ, vảy dày hết lớp này đến lớp khác, có thể gây nứt nẻ môi và chảy máu. Một số người còn gặp trường hợp viêm môi có kèm theo nứt kẽ mép làm ảnh hưởng đến ăn uống và giao tiếp.
Có thể tự phân biệt như sau:
- Viêm nhẹ: môi bị bong vảy nhẹ và hay tái phát đi tái phát lại. Khi vảy bong ra thì bề mặt môi bị đỏ, có thể có cảm giác hơi rát hoặc đau nhẹ.
- Viêm mạn tính: thường đi kèm với một số bệnh về da như viêm da dầu, viêm da cơ địa, vảy nến, mẫn cảm với ánh nắng mặt trời... Có khả năng bị dị ứng với thành phần có trong son môi, kem đánh răng, nước súc miệng, sơn móng tay, sữa rửa mặt, kem dưỡng da...
Việc điều trị cũng đơn giản nhưng quan trọng bạn phải xác định được nguyên nhân chính yêu gây bệnh. Ví dụ:
- Nếu là biểu hiện của bệnh da thì sử dụng các thuốc uống, thuốc bôi có khả năng làm mềm da, dưỡng ẩm da...
- Trường hợp bệnh kéo dài dai dẳng thì có thể điều trị bằng thuốc tăng cường miễn dịch. Khi có phản ứng viêm mạnh thì phải uống kháng sinh, và kết hợp tăng cường với các Vitamin nhóm B, C...
Chú ý là bạn cần có sự tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa và chữa bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tốt nhất là bạn nên đi khám tại bệnh viện hoặc các phòngkhám da liễu có uy tín để nhận được liệu trình trị bệnh chính xác cho trường hợp của mình.
(Nguồn Kênh 14)
Dấu hiệu ở môi cảnh báo bệnh gì?
Một số dấu hiệu ở môi mà bạn cần quan tâm:
Mụn rộp môi
Mụn rộp ở môi và có mủ, thường xuyên bị chảy máu môi... có nguyên nhân cao là do virus Herpes gây ra. Bệnh này rất dễ lây lan qua đường tiếp xúc như hôn môi, dùng chung khăn mặt, mỹ phẩm...
Nứt khóe môi
Nứt khóe môi có thể là do hành động há miệng quá to và làm khóe môi bị rách... Tuy nhiên, đây cũng có thể là do sự mất quân bình các sinh tố trong cơ thể, điển hình là sự thừa sinh tố Vitamin A. Bạn chỉ cần bổ sung sinh tố Vitamin B6 là vết nứt sẽ biến mất trong vòng một vài ngày.
Môi tái
Tình trạng môi tái nhợt chỉ ra rằng cơ thể bạn đang thiếu máu. Bạn chỉ cần cố gắng bổ sung nguyên tố sắt cho cơ thể là được.
Môi khô
Môi khô không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn là một bất tiện lớn trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn có dấu hiệu thiếu nước nghiêm trọng. Bạn cần bổ sung rau xanh, Vitamin và cung cấp nhiều nước cho cơ thể hơn.
Môi thâm
Môi đột nhiên trở nên tím tái, sẫm màu thì khả năng cao bạn đang gặp vấn đề về tim, điển hình là hay gặp ở những người bị suy tim mạn tính. Hoặc cũng có thể là do bạn hút thuốc lá quá nhiều?
Môi sưng
Nguyên nhân khiến môi bạn bị sưng lên nhiều phần là có thể là dị ứng da. Nếu môi bạn có dấu hiệu sưng lên khi bạn sử dụng thuốc, mỹ phẩm... thì nên ngưng sử dụng ngay và đi khám nếu dấu hiệu sưng không giảm bớt.
Môi đỏ và ngứa ran
Môi đỏ, tê dại, sưng tấy và ngứa ran có thể là một dấu hiệu của một phản ứng - dị ứng nghiêm trọng với thực phẩm hoặc hóa chất. Bạn nên đi khám ngay lập tức để tránh tình trạng hủy hoại môi nếu không chữa trị kịp thời!
Phương pháp phòng tránh triệu chứng khô môi, nứt nẻ
- Hạn chế sử dụng mỹ phẩm, sữa tắm, xà phòng tắm...
- Dưỡng ẩm da vùng môi để tránh tình trạng khô môi bằng các loại kem làm mềm da, ẩm da như Cream Vitamin E...
- Nên uống đủ từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể tránh tình trạng mất nước.
- Không nên cắn môi, liếm môi và rửa môi nhiều lần trong ngày.
- Tránh tiếp xúc với nắng trời, khói bụi và khi đi ra đường nên đem theo khẩu trang và kem dưỡng môi.
- Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể bằng cách bổ sung thêm Vitamin C. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
Khám và điều trị khô môi nứt nẻ ở đâu?
Tại Hà Nội
Bệnh viện Da liễu Trung ương
Địa chỉ: 15A Phương Mai, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội
Làm việc: từ thứ 2 – chủ nhật: 6h00 – 12h00; 13h30 – 16h30.
Tại đây, người bệnh sẽ được đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm khám và điều trị. Trong đó, bác sĩ Nguyễn Thế Vỹ, Bác sĩ Lê Hữu Doanh, Bác sĩ Đỗ Thị Thu Hiền... cùng đội ngũ y tá, nhân viên y tá chu đáo, nhiệt tình.
Bênh cạnh đó, bệnh viện còn được trang bị hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của bệnh nhân ở nhiều nơi.
Bệnh viện Bạch Mai
Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà p, 78 Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội
Làm việc: 6h00 tới 12h00; 13h30 tới 18h00
Bệnh viện Bạch Mai quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, đặc biệt là về các bệnh chân tay miệng. Tại đây, người bệnh được các bác sĩ như BS Ngô Xuân Nguyệt, BS Ngô Quốc Thịnh, BS Nguyễn Thị Mỹ Hà cùng với đội ngũ nhân viên y tế nhiệt tình, chu đáo khám và điều trị bệnh nhanh và hiệu quả.
Để đạt được thành tựu tốt trong khám chữa bệnh, bệnh viện rất chú trọng tới cơ sở vật chất, trang thiết bị. Vì thế, người bệnh khi tới đây khám chữa bệnh hoàn toàn yên tâm về chất lượng và dịch vụ tại đây.
Tại TP. Hồ Chí Minh
Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh
Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc sở y tế thành phố Hồ Chí Minh, được bộ y tế phân công giúp Viện da liễu Việt Nam trong công tác chỉ đạo tuyến 21 tỉnh - thành phố phía Nam từ ninh thuận trở vào. bệnh viện có 6 nhiệm vụ chủ yếu là tuyến giám sát của khu vực phía nam trong chẩn đoán và điều trị bệnh phong, bệnh lây qua tình dục và bệnh da, cùng bộ môn da liễu của trường đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh và trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch thành phố Hồ Chí Minh, chỉ đạo tuyến hoạt động da liễu khu vực phía nam, thông tin – giáo dục – truyền thông về da liễu, nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực trên, hợp tác quốc tế.
Bệnh viện Da liễu có nguồn nhân lực dồi dào là các cán bộ đại học, trên đại học trong đó có 68 cán bộ đại học, trên đại học chiếm 31,48 %. Bên cạnh đó là số lượng nhân lực trung học là 81 chiếm 37,5%, sơ học là 14 chiếm 6,48%, các thành phần khác số lượng 53 chiếm 24,54%. Ngoài số cán bộ nói trên còn có 15 cán bộ viên chức của bộ môn Da liễu trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh và 3 cán bộ của bộ môn Da liễu trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch thành phố Hồ Chí Minh cũng làm việc tại bệnh viện.
Điện thoại: 0283 9305 419
Địa chỉ: 2 Nguyễn Thông, phường 6, quận 3, TP Hồ Chí Minh
Khoa Da liễu - Bệnh viện quận Thủ Đức
Khoa Da liễu bệnh viện quận Thủ Đức ban đầu chỉ là một phòng khám thuộc khoa Khám bệnh với duy nhất một bác sĩ. Đến tháng 04 năm 2010 thì khoa Da liễu được thành lập và cho đến năm 2011 số lượng nhân viên trong khoa đã tăng lên 06 bác sĩ và đều có trình độ sau đại học và 02 điều dưỡng. Lượng bệnh lúc đầu chỉ vài bệnh đến nay đã tăng lên rất nhiều. Hiện tại ngoài việc khám, điều trị các bệnh lý về da, lông, tóc, móng các bác sĩ của khoa còn tham gia tư vấn và thực hiện chăm sóc da bằng những kỹ thuật cao với nhiều máy móc hiện đại với mong muốn đem lại cho người bệnh, khách hàng làn da đẹp nhất.
Điện thoại: 0283 8963 194
Địa chỉ: 29 Khu phố 5 Phú Châu, phường Tam Phú, quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.
Qua bài viết này, bạn nên nhớ chớ nên xem thường triệu chứng khô môi, nứt nẻ nhé. Đây có thể là dấu hiệu của một số loại bệnh tật đang tấn công cơ thể bạn, cũng như báo hiệu cơ thể bạn đang gặp vấn đề. Hãy chăm sóc đôi môi thật tốt để tự tin trong giao tiếp bạn nhé.
Ngọc Quỳnh
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!