Trong thời gian thai kì, nhiều mẹ trẻ vẫn được khuyến khích nên cho trẻ nghe nhạc từ khi còn là bào thai cho đến khi chào đời. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc nghe nhạc ở trẻ có thể giúp tăng bộ nhớ ở não, tăng sự chú ý và giúp ích cho kĩ năng ngôn ngữ sau này.
Lợi ích của nghe nhạc đối với trẻ
Trong bụng mẹ, nếu bé đã được làm quen với âm nhạc thì sau khi sinh trẻ thường có khả năng phát triển tốt hơn so với các lứa trẻ không được cho nghe nhạc. Theo nghiên cứu của các giáo sư tại đại học Brigham Young cho thấy âm nhạc còn có thể giúp phát triển thể chất ở trẻ sinh non.
Ngoài ra, một số chuyên gia cho rằng đã có các bằng chứng cho thấy nghe nhạc ở trẻ đem lại những lợi ích như sau:
Giúp trẻ nâng cao kỹ năng vận động.
Cải thiện kỹ năng giao tiếp cho trẻ.
Giúp việc tiêu hóa của trẻ tốt hơn.
Nâng cao kỹ năng toán học ở trẻ.
Khi bé mới sinh ra, mẹ trẻ nên ôm bé vào lòng và nhẹ nhàng hát ru những giai điệu ngọt ngào, bé sẽ cảm nhận được âm nhạc và sự yêu thương từ mẹ. Ngoài ra, mẹ trẻ cũng có thể cho trẻ nghe nhạc giao hưởng cùng các bài đồng dao khác.
Trong bụng mẹ, nếu bé đã được làm quen với âm nhạc thì sau khi sinh trẻ thường có khả năng phát triển tốt hơn
Theo nghiên cứu chỉ ra và cho thấy, những trẻ được cha mẹ chơi cùng và cho nghe nhạc, dành cho những nụ hôn, cử chỉ âu yếm, tin tưởng sẽ phát triển mật độ cảm xúc nhiều hơn khoảng 10% so với những trẻ không được cha mẹ âu yếm. Khi não bộ lớn hơn và phát triển hơn, trẻ sẽ dễ dàng có thể vượt qua những căng thẳng sau này hơn và có khả năng kiểm soát cảm xúc tốt hơn.
Âm nhạc tác động đến trí não của trẻ ra sao
Các nghiên cứu cho thấy não bộ của con người có 4 mức sóng cơ bản bao gồm:
Sóng Beta (từ 12-30 Hz): đây là trạng thái não bộ đang tỉnh táo để thực hiện các hoạt động.
Sóng Alpha (từ 8-12 Hz): loại sóng này xuất hiện khi não bộ đang trong tình trạng nghỉ ngơi hoặc thường gặp ở những người có đầu óc thư thái, tập trung cao, giàu trí tưởng tượng và có khả năng sáng tạo.
Sóng Theta (từ 4-7 Hz): là trạng thái trí não đang thư giãn trong giấc ngủ nông, vô thức nhưng trực giác vẫn phát triển, tâm trí có khả năng hiểu biết.
Sóng Delta (từ 0,5-4 Hz): Đây là bước sóng có tần số thấp nhất nhưng lại có biên độ cao nhất, chỉ có khi con người ngủ sâu và không mộng mị. Lúc này cả cơ thể được đưa vào cơ chế tự phục hồi, tâm trí bao trùm cả vũ trụ và vô thức tập thể.
Dựa trên các đặc điểm sóng não cho thấy não của trẻ đa phần ở trong các tình trạng xuất hiện sóng Alpha, Theta và Delta, 3 sóng này chỉ có khi con người ở trạng thái ngủ. Điều đó cũng lí giải cho việc trẻ sơ sinh dành đến 80% thời gian trong ngày để ngủ.
Lúc này nhạc giao hưởng có tác dụng rất tốt trong việc kích thích ba tần sóng đó. Các bản nhạc giao hưởng thường có giai điệu lên xuống được đẩy lên đỉnh cao khi não có các tần số sóng thấp, từ đó giúp tăng cường sự phát triển trí não cho bé.
Nghe nhạc giúp trẻ nâng cao kỹ năng vận động
Giảm cân bằng bia, nghe kỳ lạ nhưng cực hiệu quả
Top 4 loại sữa bột cho bé bị táo bón tốt nhất trên thị trường hiện nay
Miệng hôi, dễ chảy máu chân răng là bệnh gì?
2
Mẹ ăn gì để mát sữa, con khỏe mạnh?
Những tác hại ngồi nhiều và ít vận động
Tuy nhiên, các mẹ nên chú ý có những bản giao hưởng chỉ thích hợp khi bé ngủ và có những bản lại dành riêng khi bé thức. Do vậy mẹ cần lưu ý khi cho bé nghe nhạc giao hưởng, tránh sử dụng nhầm bản nhạc.
Những lưu ý
Các mẹ cũng cần lưu ý trong việc cho trẻ nghe nhạc như:
Không để âm lượng quá to
Không nên đeo tai nghe cho bé.
Nếu dùng âm nhạc để dỗ bé ngủ, nên chỉnh nhỏ âm thanh dần dần.
Hãy bắt đầu cho bé nghe nhạc sớm.
Cho bé nghe lại.
Không nên cho bé nghe những giai điệu buồn.
Không cho bé nghe nhạc liên tục.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!