Rau bí là loại rau được biết đến với tính mát và có tác dụng chữa được nhiều loại bệnh, nó còn được mệnh danh là “ rau toàn năng” trong Đông Y. Vậy rau bí có tốt với mẹ bầu không? Tác dụng của rau bí với bà bầu như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Lily & WeCare.
1. Tác dụng của rau bí
Điều trị vết thương do bỏng
Bạn xay nước ngọn bí thành sinh tố và bôi lên vùng bị bỏng, bôi nhiều lần mỗi ngày để vết bỏng nhanh "nguội", đỡ rát và nhanh khô miệng.
Rau bí có tác dụng điều trị táo bón
Theo các chuyên gia, ngọn rau bí đỏ chứa nhiều protein và các axit amin cần thiết cho dạ dày. Đồng thời rau bí cũng chứa nhiều chất xơ thô cho phép tăng cường nhu động ruột và giúp tăng cường khả nặng hoạt động của dạ dày, cũng như hệ tiêu hóa.
Giúp điều trị đau dạ dày
Bạn xay ngọn bí đỏ làm nước ép pha cùng rượu vang đỏ để uống sẽ có tác dụng làm giảm đau dạ dày.
Giúp điều trị huyết áp
Các bác sĩ khuyên bệnh nhân cao huyết áp do gan dương thượng gây ra nên ăn ngọn bí thường xuyên để điều chỉnh huyết áp.
Điều trị sỏi tiết niệu
Với các bệnh nhân bị sỏi đường tiết niệu ở mức nhẹ thì ăn ngọn bí đỏ có thể sẽ giúp giảm triệu chứng đau, lợi tiểu và còn có thể loại bỏ sỏi thông qua bài tiết tự nhiên. Vốn là loại rau lành tính, không có chất độc hại nên nếu ăn lâu dài có thể loại bỏ dần tình trạng sỏi đường tiết niệu.
Làm long đờm
Các chuyên gia giải thích rằng, những chiếc lông tơ nhỏ li ti trên các ngọn bí có tác dụng làm thanh phổi hiệu quả, đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh ho có đờm. Ngọn bí đỏ nên được cắt lúc đang tươi nguyên, bạn ngâm rửa sạch sẽ và sử dụng dài kỳ cho người bị bệnh ho liên tục sẽ mang lại tác dụng cho người bệnh.
Ngoài ra, rau bí còn có các tác dụng khác như:
- Cai thuốc lá.
- Điều chỉnh chứng kinh nguyệt không đều ở phụ nữ.
- Giảm chứng mệt mỏi lao lực, nóng trong.
Với các tác dụng như thế nên rau bí đỏ không chỉ có ích đối với người bình thường mà theo các bác sĩ có rất nhiều tác dụng của rau bí với bà bầu.
2. Bà bầu có nên ăn rau bí xào không?
Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, những bộ phận của cây bí bầu đều có thể cung cấp chất dinh dưỡng có lợi cho phụ nữ mang thai như:
- Phòng và trị cao huyết áp: Chữa chứng phù chân: Bắt đầu từ tháng thứ 5 trở đi, có rất nhiều mẹ bầu phải đối mặt với chứng phù nề khá khó chịu và chính cây bí ngô, rau bí, quả bí sẽ là “cứu tinh’ giúp mẹ hạn chế tình trạng này. Bên cạnh việc ăn bí ngô thường xuyên, khi nhận thấy những triệu chứng ban đầu của chứng phù nề, mẹ bầu nên bóc lấy nhân hạt bí rồi nghiền nát và hòa cùng nước sôi và đường trắng, bạn uống liên tục trong 3 ngày sẽ thấy tác dụng chữa phù nề bất ngờ của bí ngô. Còn đối với rau bí, bạn có thể xào lên ăn như một bữa nhẹ hoặc ăn kết hợp trong các bữa ăn, bạn cũng sẽ thấy được tác dụng của rau bí với bà bầu trong việc điều trị chứng phù nề khi mang thai.
Mẹ bầu 3 tháng đã biết uống sữa đúng cách để tốt cho con?
Mang thai 3 tháng đầu nên uống sữa gì là tốt nhất?
Thực phẩm dành cho mẹ bầu 3 tháng đầu giúp con thông minh
Những loại quả nên ăn khi mang thai 3 tháng đầu mà mẹ bầu cần biết
Ăn socola khi mang thai liệu có tốt?
Thúc đẩy sự phát triển tế bào thần kinh ở thai nhi: Bí ngô không chỉ có nhiều lợi ích cho bà bầu mà còn rất tốt đối với thai nhi bởi trong bí ngô chứa rất nhiều các dưỡng chất như kẽm, acid glutamin, omega3, filate, ...giúp trí não và thị lực của bé yêu phát triển. Đồng thời bí ngô còn có tác dụng giúp ngăn chặn các khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi.
Tăng cường hoạt tính cho tế bào não.
Thúc đẩy máu đông
Hạn chế chảy máu sau sinh.
Mùa hè đến rồi, thời tiết oi bức nên món rau bí xào sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho bữa ăn của gia đình bạn, đặc biệt là với các mẹ bầu vì hàm lượng dinh dưỡng cũng như những tác dụng của rau bí mang lại. Bài viết trên Lily & WeCaređã cung cấp cho bạn rất nhiều những tác dụng của rau bí với bà bầu cũng như những công dụng điều trị bệnh thần kỳ của cây bí. Hi vọng bài viết là những thông tin bổ ích cho bạn.
Xem thêm:
- Bà bầu có nên ăn rau rền, rau khoai lang, rau bắp cải không?
- Bà bầu ăn rau muống có thực sự tốt như bạn nghĩ?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!