Khi mang thai, có mẹ bụng dưới sẽ to hơn so với phần bụng trên và ngược lại. Nhiều chị em cảm thấy rất lo lắng về điều này. Lily & WeCare sẽ giúp chị em tìm hiểu về chửa bụng trên và chửa bụng dướimột cách đúng đắn nhất theo thông tin dưới đây.
Thế nào là chửa bụng trên và chửa bụng dưới?
Những phụ nữ khi mang thai bụng trên (hay còn gọi là chửa bụng trên) là trường có thể xảy ra với bất cứ mẹ bầu nào trong suốt cả quá trình thai kỳ. Chửa bụng trên có thể hiểu là có phần bụng bầu sẽ cao hơn so với những mẹ bầu bình thường khác. Nhiều chị em cảm thấy rất lo lắng về chuyện này, không biết liệu thai nhi trong bụng có bị ảnh hưởng gì hay không.
Ngược lại với những chị em chửa bụng trên, một số chị em khác lại có bụng dưới thấp hơn so với thông thường khi mang bầu. Trên thực tế, mang thai bụng dưới không phải là trường hợp gì đó hiếm gặp, nó chỉ là cách phản ánh phần nào về cơ bụng của chị em mà không có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai nhi cả nên các chị em không cần phải quá lo lắng về tình trạng của này mà ảnh hưởng đến sức khỏe của chính mình.
Bằng cách nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh, vị trí của thai nhi ở trong tử cung sẽ quyết định phụ nữ có phải là chửa bụng trên và chửa bụng dưới hay không. Những hiện tượng này trên thực tế không hề gây nguy hại hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Chỉ có lúc, việc chửa bụng trên sẽ khiến mẹ cảm thấy thoải mái và nhẹ nhàng hơn một chút so với việc chửa bụng dưới.
Cách có một thai kỳ khỏe mạnh khi chửa bụng trên hoặc chửa bụng dưới
Thay vì cứ lo lắng tới việc chửa bụng trên và chửa bụng dưới, mẹ bầu nên quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng, tập luyện và nghỉ ngơi mỗi ngày để có được thai kỳ khỏe mạnh.
Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học
Chế độ dinh dưỡng hợp lý và lành mạnh sẽ ảnh hưởng tích cực một cách trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Thế nên, mẹ hãy lựa chọn khẩu phần ăn đa dạng và cân bằng để làm sao vừa đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho sự phát triển của bé lại vừa tránh được tình trạng thừa cân của cơ thể. Mẹ bầu nên tránh xa những loại thực phẩm có tính kích thích như: caffeine hay chất có cồn, những loại thức ăn nhanh... để đảm bảo được sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Áp dụng chế độ tập luyện hợp lý
Trong suốt thai kỳ, nếu như mẹ có chế độ luyện tập thể dục hợp lý và thường xuyên sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ. Chị em có thể thực hiện những bài tập thể dục đơn giản và nhẹ nhàng như: đi bộ, yoga, thiền... Điều này sẽ giúp cho mẹ bầu giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi, sẽ đem lại cảm giác thư thái và rất tốt cho giấc ngủ mẹ bầu.
Những cách trị táo bón cho người lớn cực hiệu quả
Tiêm phòng cảm cúm trước khi mang thai
Quy tắc làm việc an toàn cho phụ nữ mang thai
Uống rượu bia khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi?
Không ốm nghén trong 3 tháng đầu bạn có gặp tình huống này không?
Luôn giữ cho tinh thần thoải mái
Trong giai đoạn mang thai, chính sự thay đổi của nội tiết tố và các hormone đã là ảnh hưởng ít nhiều đến tinh thần mẹ bầu. Lúc này, chị em thường cảm thấy lo lắng bất an, đồng thời tâm trạng dễ thay đổi, dễ cảm thấy xúc động và nhạy cảm hơn. Nếu điều này kéo dài trong thai kỳ sẽ làm ảnh hưởng không ít đến sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của trẻ. Mẹ hãy cố gắng không nghĩ đến những điều tiêu cực, cố gắng nghỉ ngơi đầy đủ để tinh thần luôn thoải mái hơn. Đồng thời, mẹ bầu có thể tự tìm cho mình một cách giải tỏa stress như: dành thời gian nghe nhạc, xem phim, massage... hoặc đơn giản hơn là luôn nghĩ đến những điều tích cực.
Như vậy,chửa bụng trên và chửa bụng dưới không hề làm ảnh hưởng gì tới thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ. Hãy cố gắng lưu ý đến chế độ ăn uống, ngủ nghỉ thật hợp lý và khoa học. Nếu thấy có bất cứ dấu hiệu nào đó bất thường, hãy nhanh chóng liên hệ với các bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!