Chua, cay, mặn, ngọt và đắng... rốt cuộc là vàng có vị gì mà nhiều đầu bếp lại thích cho vào món ăn đến thế?

Dinh dưỡng - 11/24/2024

Không biết tự khi nào, vàng đã đi từ những thứ trang sức chúng ta đeo, 'chui tọt' vào các món ăn. Thế nhưng vàng đeo và vàng để ăn có phải là một hay không, và nó có vai trò gì trong việc làm nên hương vị món ăn?

Có lẽ bạn đã từng nghe về các món ăn dát vàng, có món chỉ 'loe nghoe' vài miếng mỏng như hành ngò trang trí, có món thì được bọc vàng toàn bộ, và phần lớn chúng ta sẽ tự hỏi những câu như: 'Đó có phải là vàng thật hay không?' và 'Nếu là vàng thật thì có ăn được không?' hay 'Nếu ăn được thì nó có ngon/có vị gì không?'...

Vàng ăn được là gì?

Chua, cay, mặn, ngọt và đắng... rốt cuộc là vàng có vị gì mà nhiều đầu bếp lại thích cho vào món ăn đến thế?

Thật ra, những miếng vàng dát trên món ăn mà chúng ta thường thấy đều là vàng thật 100% nếu xét về bản chất, và phần lớn thời gian, chúng an toàn để ăn.

Vàng được xem như 'trơ' về mặt sinh học, nghĩa là nó có thể đi qua hệ tiêu hoá mà không bị hấp thu. Tuy nhiên vẫn có những yêu cầu nhất định để an toàn khi ăn vàng, đó là vàng phải tinh khiết nhất có thể. Nghĩa là nó phải là vàng từ 22 đến 24 carat và không lẫn tạp chất. Loại vàng có lẫn chất khác sẽ không an toàn khi tiêu thụ, bởi những chất này có thể không 'trơ' như vàng. Hầu hết các loại vàng dùng trong ẩm thực hiện tại đều là vàng tinh khiết và ăn được, từ 22 - 24 carat.

Chua, cay, mặn, ngọt và đắng... rốt cuộc là vàng có vị gì mà nhiều đầu bếp lại thích cho vào món ăn đến thế?

Chỉ có vàng lá tinh khiết mới được sử dụng trong ẩm thực.

Cần chú ý là vàng ăn được và vàng để làm trang sức là không giống nhau, bởi vì vàng dùng để làm trang sức đã được trộn với nhiều kim loại khác rồi. Nếu vàng nào cũng ăn được thì hẳn vua Midas (người mà cứ chạm vào thứ gì là thứ đó hoá vàng) đã không bị đói.

Câu hỏi gây 'trăn trở': vàng có vị gì?

Chua, cay, mặn, ngọt và đắng... rốt cuộc là vàng có vị gì mà nhiều đầu bếp lại thích cho vào món ăn đến thế?

Câu trả lời là: không có vị gì cả.

Nếu bạn đang mong chờ một mô tả về hương vị chua chua, ngọt ngọt, hay thậm chí là cay cay, hay có mùi hương gì đó từa tựa kim loại chẳng hạn, thì câu trả lời là không. Theo như tờ Maclean's (Canada), vàng chẳng có vị gì cả. Vàng không có hương vị, không có kết cấu đáng kể và chẳng mang lại gì cho món ăn, trừ việc khiến món ăn 'lấp lánh' hơn.

Nhà báo ẩm thực Corey Mintz (Toronto, Canada) đã mô tả lại trải nghiệm ăn vàng của mình như sau: 'Ăn vàng là một tầm cao mới của cái gọi là không vị giác (tastelessness)'. Và quả thật như thế, nhiều người ăn món thịt bò phủ vàng 24K cũng chỉ bình luận về vị ngon và mềm của miếng thịt bò Kobe, chứ gần như không có gì để nói về miếng vàng bọc bên ngoài cả.

Chua, cay, mặn, ngọt và đắng... rốt cuộc là vàng có vị gì mà nhiều đầu bếp lại thích cho vào món ăn đến thế?

Thịt bò phủ vàng 24K. Nguồn ảnh: FOODINSIDER.

Có thể nói, vàng gần như không đóng góp gì cho hương vị của món ăn.

Giá trị của vàng trong ẩm thực là gì?

Serendipity 3, một nhà hàng ở New York đã đạt được kỷ lục Guiness nhờ các món ăn dát vàng. Chủ nhà hàng Stephen Bruce đã khẳng định rằng: 'Mọi thứ đều trông đẹp hơn khi có vàng'.

Chua, cay, mặn, ngọt và đắng... rốt cuộc là vàng có vị gì mà nhiều đầu bếp lại thích cho vào món ăn đến thế?

'Mọi thứ đều trông đẹp hơn khi có vàng'.

Nếu nói vàng không có giá trị gì trong ẩm thực thì cũng không đúng lắm. Bởi vì nếu nó thực sự 'vô dụng' thì nhiều đầu bếp đã không sử dụng chúng trong các món ăn. Trong một số trường phái ẩm thực, khâu trang trí, tạo hình món ăn cũng là một khía cạnh quan trọng. Vàng tuy không có ảnh hưởng trực tiếp đến hương vị, song nó ăn được và có khả năng làm nên sự độc đáo cho ngoại hình của món ăn. Trước vàng, nhiều đầu bếp cũng cho vào món ăn của mình những nguyên liệu trang trí (garnishes) 'chẳng liên quan' lắm đến hương vị như các loại hoa.

Tạm kết:

Tóm lại, bạn có thể yên tâm rằng vàng được sử dụng trong ẩm thực là vàng thật 100%, tuy nhiên để an toàn thì vàng phải thật tinh khiết, từ 22 - 24 carat. Vàng không có hương vị, không đóng góp nhiều cho hương vị món ăn nhưng lại là nguyên liệu trang trí quý giá được nhiều đầu bếp cao cấp ưa chuộng.

Nguồn: The Spruce Eats, Macleans...

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!