Đau bụng và ợ hơi là hai triệu chứng rất dễ gặp, đặc biệt là sau khi ăn. Tuy nhiên, nếu triệu chứng này xuất hiện thường xuyên, bạn nên cẩn thận và cần đi khám bác sĩ ngay.
Đau bụng là cơn đau bắt nguồn từ ngực và khung chậu khiến bụng quặn đau, đau nhức, đau âm ỉ hoặc đau buốt.
Ợ hơi là hiện tượng hơi bị tống ngược lên từ dạ dày qua thực quản ra miệng do cơ thắt thực quản dưới bị giãn. Tình trạng này thường xảy ra sau khi dạ dày đã mở rộng do nuốt quá nhiều không khí và giải phóng khí.
Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như cách chữa trị, Hello Bacsi mời bạn đọc bài viết dưới đây.
Nguyên nhân
Quá trình nuốt không khí vào trong dạ dày có thể xảy ra khi bạn ăn, uống quá nhanh. Thở gấp, thở nhanh cũng là một trong các nguyên nhân chính.
Một số thực phẩm và đồ uống cũng có thể gây đau dạ dày và ói mửa, bao gồm thực phẩm có nhiều tinh bột, đường hoặc chất xơ. Chứng khó tiêu hoặc ợ nóng cũng có thể dẫn đến đau bụng tạm thời và ợ hơi.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể nuốt một lượng lớn không khí mà không nhận ra, dẫn đến khó chịu và ợ hơi. Đây là lý do tại sao trẻ sơ sinh bị ợ ngắn ngay sau khi uống sữa mẹ hoặc sữa bột.
Đau bụng và ói mửa thường xuyên cũng có thể do các tình trạng bao gồm:
- Hội chứng ruột kích thích;
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD);
- Loét dạ dày và tá tràng;
- Sỏi mật;
- Thoát vị khe thực quản;
- Viêm tụy cấp;
- Một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn;
- Ký sinh trùng bên trong (như giardiasis);
- Tắc ruột;
- Bệnh celiac;
- Thoát vị;
- Một số bệnh ung thư khác.
Trong hầu hết các trường hợp, đau bụng và ợ hơi sẽ kèm theo các triệu chứng khác.
Trường hợp cần đến sự hỗ trợ của bác sĩ
Đau dạ dày tạm thời và đầy bụng kèm theo ợ hơi là những triệu chứng không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu bạn bị ợ hơi không kiểm soát, chứng đầy bụng không giảm hoặc kèm theo đau bụng trầm trọng, bạn nên khám bác sĩ ngay.
Ngoài ra, bạn cũng nên đến bệnh viện kiểm tra nếu bị đau bụng và ợ hơi thường xuyên hoặc đi kèm với những triệu chứng như:
- Nôn mửa, đặc biệt là nôn mửa có máu;
- Đau bụng kéo dài hơn 24 giờ;
- Đau đầu;
- Sốt trên 101°F (38°C);
- Đau hoặc cảm giác bỏng trong cổ họng hoặc miệng;
- Tức ngực.
Cách điều trị
Bạn có thể tự mua thuốc giảm đau dạ dày và thuốc ợ hơi do khó tiêu hoặc ợ nóng. Bạn cũng nên trao đổi với dược sĩ hoặc bác sĩ để được tư vấn về việc sử dụng thuốc hợp lý. Bạn nên đọc kỹ và làm theo các hướng dẫn hướng dẫn khi dùng thuốc không theo toa.
Nếu bạn đang bị ợ hơi quá mức hoặc dạ dày bị trương khiến bạn không thể đưa không khí ra ngoài, hãy nằm nghiêng một bên. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng tư thế đầu gối vào ngực, giữ vị trí cho đến khi khí được thoát ra ngoài.
Bạn không nên ăn uống quá nhanh chóng, không nên uống đồ uống có ga và nhai kẹo cao su nếu bạn bị đau bụng và ợ hơi quá nhiều. Những hoạt động trên có thể làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn.
Phòng ngừa
Không phải tất cả các nguyên nhân gây đau bụng và ợ hơi đều có thể ngăn ngừa. Bạn có thể giảm rủi ro bằng một số cách như sau:
- Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh;
- Uống nhiều nước;
- Hạn chế thức uống có ga;
- Ăn chậm và nhai kỹ;
- Tránh nói chuyện trong lúc ăn;
- Dùng chất bổ sung probiotic có thể ngăn ngừa một số trường hợp khó tiêu và ợ nóng.
Nếu bạn bị bệnh đường ruột như bệnh Crohn hoặc bệnh ruột kích thích, hãy làm theo các hướng dẫn chế độ ăn uống của bác sĩ để giảm thiểu sự khó chịu và khí hơi.
Nếu bị bệnh trào ngược dạ dày, bạn nên chờ ít nhất 2 giờ sau khi ăn mới nằm vì nằm quá sớm sau khi ăn có thể gây ợ nóng.
Hiểu biết những nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa bệnh đau bụng và ợ hơi có thể giúp bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và bạn bè tốt hơn.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Hôi miệng: Bạn hãy áp dụng ngay các biện pháp sau để có hơi thở thơm mát
- 11 nguyên nhân hàng đầu gây đau bụng (Phần 1)
- 9 mẹo đánh tan cơn đau bụng kinh hiệu quả
- Nguyên nhân gây đau bụng dưới bên trái
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!