Chứng lo âu (Anxiety) khiến bạn rất thích ăn ngọt, đó là dấu hiệu bạn không nên lơ là

Cần biết - 04/19/2024

Những lý do bạn nên hạn chế ăn các món ngọt hay cụ thể hơn là đường, nếu bạn đang mắc phải chứng bệnh hay lo âu (Anxiety).

Lo lắng là cảm giác mà ai cũng mắc phải một lần trong đời, là từ chung chỉ cảm giác sợ hãi một việc gì đó không mong muốn. Cảm giác này có thể nặng hoặc nhẹ tuỳ theo tình huống. Tuy nhiên ở mức độ nghiêm trọng hơn, sự cho lắng có thể trở thành chứng lo âu (generalised anxiety disorder - GAD), thường hay được gọi tắt là Anxiety. GAD là một chứng bệnh lo âu về hàng loạt những lý do và vấn đề khác nhau chứ không gói gọn trong một lĩnh vực nào. GAD có thể ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày.

Một số dấu hiệu mắc phải GAD bao gồm:

- Các chứng bệnh sợ hãi (phobia) hoặc rối loạn căng thẳng hậu chấn thương (PTSD).

- Lo lắng thường xuyên, dường như không bao giời hết những vấn đề cần lo.

- Cảm giác khó tập trung.

- Nhức đầu.

- Tim đập nhanh, dồn dập đến mức khó chịu.

Source (Nguồn): NHS

Việc ăn quá nhiều đường có thể gây những hệ quả tiêu cực đến sức khoẻ cơ thể của chúng ta như gây béo phì, tiểu đường. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy nó cũng có thể khiến một số chứng bệnh tâm lý trở nên tệ hơn, và chứng lo âu (GAD) là một trong số đó.

Quá nhiều đường có thể khiến cơ thể bạn lâm vào tình trạng rối loạn

Chứng lo âu (Anxiety) khiến bạn rất thích ăn ngọt, đó là dấu hiệu bạn không nên lơ là

Đối với một số người, cách để vượt qua căng thẳng là ăn, đặc biệt là ăn thức ăn ngọt. Trang Healthline cho hay, trong khi xu hướng này có thể không gây hại rõ rệt cho một số người, vẫn có một nhóm người mang cơ địa mẫn cảm với đường. Đối với nhóm người này, đường có thể 'châm ngòi' cho các cảm giác lo lắng, buồn phiền - và sẽ có hiệu ứng mạnh mẽ gấp đôi nếu những người ấy đang mắc phải các chứng lo âu, trầm cảm.

Nguyên do là sau khi ăn đường, cơ thể bạn sẽ sản xuất các loại insulin để hấp thu lượng glucose dư thừa trong máu và điều hoà đường huyết. Quá trình này khiến bạn phải trải qua cái gọi là 'sugar rush' (tạm dịch là sốc đường), bạn sẽ cảm thấy bồn chồn, không muốn ngồi yên, muốn làm hoạt động gì đó để giải phóng năng lượng. Bạn cũng có thể trải qua các cảm xúc mãnh liệt khiến bạn nhạy cảm hơn bình thường và cảm thấy hồi hộp, mờ mịt, khó chịu, sợ hãi... Nếu bạn vốn đã mắc chứng lo âu, thì những triệu chứng này sẽ tệ hơn khi có bàn tay của đường.

Dù không gây lo âu, nhưng sẽ khiến nó tệ hơn

Chứng lo âu (Anxiety) khiến bạn rất thích ăn ngọt, đó là dấu hiệu bạn không nên lơ là

Cơ thể chúng ta tự thân đã là một cỗ máy tự nhiên diệu kỳ, vì nó có khả năng tự chữa lành và tự tái tạo. Khi bạn gặp stress, cơ thể sẽ tự động sản sinh các hormone chống lại stress (nếu bình thường bạn sinh hoạt lành mạnh thì khả năng này cũng mạnh mẽ hơn). Việc ăn nhiều đường có thể làm giảm khả năng chống stress tự nhiên của cơ thể.

Một số nghiên cứu về mối tương quan của đường và chứng lo âu trên những chú chuột đã cho thấy liên quan nhất định giữa sự tiêu thụ đường cũng như phản ứng lo lắng. Việc ăn đường có khả năng sẽ khiến bạn thêm lo lắng, mất tập trung, khiến bạn không thể giải quyết những vấn đề gây nên stress.

Đường cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm

Chứng lo âu (Anxiety) khiến bạn rất thích ăn ngọt, đó là dấu hiệu bạn không nên lơ là

Thật khó để ngăn bản thân tìm kiếm chút gì đó ngọt ngào, nhất là sau một ngày dài mệt nhọc. Tuy nhiên biện pháp ăn nhiều đường để vượt qua khó khăn này có thể mang lại nhiều tác dụng phụ có hại hơn bạn nghĩ. Việc tiêu thụ quá nhiều đường có thể khiến một số hoá chất trong não trở nên mất cân bằng, và sự mất cân bằng này về lâu dài có thể dẫn đến nhiều chứng bệnh tâm lý.

Trong thực tế, một nghiên cứu vào năm 2017 đã thấy rằng đàn ông tiêu thụ nhiều đường (67 gam hơn mức trung bình) mỗi ngày có nguy cơ mắc trầm cảm đến 23%.

Source (Nguồn): Healthline

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!