Một báo cáo mới đây cho thấy các thành phần trong kem chống nắng có khả năng hấp thụ qua da và tích tụ vào máu. Phát hiện này đã làm dấy lên rất nhiều mối lo ngại về việc sử dụng sản phẩm này sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và phát triển của con người. Thậm chí, theo một mẩu tin đính kèm với nghiên cứu, không ít người băn khoăn khi liệu kem chống nắng có thể gây ung thư hay không.
Để làm rõ hơn về vấn đề này, các nhà khoa học tại Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã tiến hành một thử nghiệm về tác dụng của kem chống nắng trên 24 người khỏe mạnh. Họ lựa chọn bốn loại kem chống nắng khác nhau, hai loại xịt, một loại kem và một loại lotion. Mỗi loại được bôi lên 75% bề mặt cơ thể bốn lần một ngày trong vòng 4 ngày.
Các nhà khoa học tại Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã tiến hành một thử nghiệm về tác dụng của kem chống nắng trên 24 người khỏe mạnh.
Sau đó, các chuyên gia tiến hành lấy mẫu máu của những tình nguyện viên tham gia thử nghiệm nhằm xác định tỷ lệ các hợp chất trong kem chống nắng như avobenzone, oxybenzone, ecamsule và octocrylene trong dòng máu. Kết quả cho thấy một con số khá lớn.
FDA khuyến cáo, bất kỳ hoạt chất nào trong kem chống nắng có độ hấp thụ toàn thân lớn hơn 0,5 ng/mL đều phải trải qua các thử nghiệm về độc tính, bao gồm cả nghiên cứu về độ an toàn của sản phẩm với sức khỏe con người. Thật không may, tất cả chỉ số của 4 hợp chất trong thử nghiệm trên đều hơn mức chuẩn của FDA công bố, thậm chí lớn hơn gấp 6-8 lần.
Dù đây là vấn đề đáng lo ngại, mọi người cũng không nên quá hoảng hốt. Xét về khía cạnh nào đó, nghiên cứu mới này được tiến hành trên một nhóm nhỏ và kết quả cho thấy nồng độ các hóa chất này trong máu của họ chỉ tồn tại trong vòng một tuần.
Hơn nữa, nghiên cứu này cũng chưa khẳng định các hóa chất trong máu này là không an toàn. Trên thực tế, các chuyên gia da liễu thậm chí còn khuyên bạn nên bôi kem chống nắng khi ra ngoài. Kết quả của cuộc nghiên cứu không hề chỉ ra mọi người nên hạn chế sử sản phẩm này.
FDA khuyến cáo, bất kỳ hoạt chất nào trong kem chống nắng có độ hấp thụ toàn thân lớn hơn 0,5 ng/mL đều phải trải qua các thử nghiệm về độc tính, bao gồm cả nghiên cứu về độ an toàn của sản phẩm với sức khỏe con người.
Ngoài ra, tác giả của nghiên cứu khẳng định cần có nghiên cứu sâu hơn để xác định về sự hấp thụ toàn thân của các thành phần trong kem chống nắng. Bài viết cũng chỉ ra, làn da của trẻ sơ sinh có thể hấp thụ các chất này qua da khác so với người lớn nên cần nhiều thử nghiệm thêm để làm rõ mức độ nguy hại của loại kem này.
Bài báo đăng trên tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ cũng kêu gọi các nhà sản xuất kem chống nắng cam kết về mức độ an toàn của sản phẩm. Trên thực tế, họ đã từng khá do dự khi làm điều này. Trên thực tế, các nhà sản xuất vẫn không đủ năng lực chứng minh kem chống nắng của họ là thân thiện với sức khỏe con người. Do đó, FDA buộc phải tiến hành các nghiên cứu riêng để xác minh tính an toàn của loại kem này.
Một nghiên cứu vào năm 2014 của FDA đã chỉ ra, không có đủ bằng chứng để khẳng định chắc chắn một số thành phần trong kem chống nắng là an toàn.
Tổ chức Ung thư Da cho biết, thường xuyên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF trên 15 sẽ giảm 50% nguy cơ mắc ung thư da hắc sắc tố.
Tuy nhiên, về phía bác sĩ, bất chấp mối lo ngại mới này, họ khẳng định bôi kem chống nắng khi ra ngoài trời là việc làm vô cùng cần thiết. Tổ chức Ung thư Da cho biết, thường xuyên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF trên 15 sẽ giảm 50% nguy cơ mắc ung thư da hắc sắc tố.
Do đó, bạn vẫn có thể dùng kem chống nắng mỗi khi ra khỏi nhà. Nếu lo lắng về các hợp chất trong sản phẩm này như oxybenzone, bạn nên sử dụng các loại kem có chất ức chế vật lý hoặc khoáng chất như kẽm oxit và titan dioxide, vốn được FDA công nhận là an toàn khi hấp thụ qua da. Trên hết, mặc quần áo kín, đội mũ và đeo kính râm khi ra ngoài trời vẫn là biện pháp bảo vệ da đơn giản và hiệu quả.
(Nguồn: Health)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!