Ảnh minh hoạ
Theo số liệu WHO, tại Việt Nam, ước tính hiện nay có khoảng 12 triệu bị tăng huyết áp, tức là cứ 5 người trưởng thành thì có một người mắc tăng huyết áp. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận… làm cho hàng trăn nghìn người bị liệt, tàn phế, hoặc mất sức lao động mỗi năm. Đáng chú ý, các bệnh tim mạch đang là nguyên nhân tử vong số một tại Việt Nam, chiếm 33% tổng số ca tử vong trên cả nước. Hầu hết người bị tăng huyết áp không có biểu hiện triệu chứng gì và thậm chí không biết mình bị bệnh.
Tăng huyết áp cũng được coi là “kẻ giết người thầm lặng” vì chỉ có một số ít bệnh nhân thấy có những triệu chứng gợi ý cho họ đi khám bệnh như nhức đầu, chóng mặt, ù tai, cảm giác như có “ruồi bay” trước mặt, mặt đỏ bừng,… Vì vậy, phần nhiều, khi người bệnh phát hiện ra, người ta đã có những biến chứng nặng, khó điều trị.
Theo PGS Nguyễn Hoài Nam - Giảng viên trường đại học Y Dược TP.HCM nguyên nhân bệnh lý này, chủ yếu tập trung vào các vấn đề như:
Cân nặng:Thừa cân hoặc béo phì có liên quan mật thiết với tăng huyết áp. Duy trì cân nặng ổn định giúp kiểm soát bệnh cao huyết áp. Béo phì và cao huyết áp đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Tuổi tác: Tuổi tác cũng là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh cao huyết áp. Tuổi càng cao, càng có nhiều thay đổi về mặt giải phẫu của mạch máu, dẫn đến tăng huyết áp.
Hút thuốc:Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất làm tăng huyết áp là hút thuốc lá. Hút thuốc lá làm hẹp mạch máu, giảm lượng oxy có sẵn trong cơ thể, khiến tim phải bơm máu mạnh hơn. Đây là hai yếu tố chính gây huyết áp cao .
Chế độ ăn giàu chất béo:Chế độ ăn và lối sống sẽ ảnh hưởng đến huyết áp. Thực phẩm giàu chất béo bão hòa rất nguy hiểm đối với cơ thể.
Ăn mặn:Ăn quá nhiều muối liên quan trực tiếp tới tăng huyết áp. Muối làm tăng hấp thu nước vào máu, gây tăng huyết áp. Giảm lượng muối ăn và đồ nướng là rất quan trọng trong vấn đề huyết áp.
Với các nguyên nhân trên, thì lối sống và dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị nên bệnh lý này. Trong đó, ăn uống hàng ngày như thế nào với một bệnh nhân cao huyết áp là một yếu tố cần phải tuân thủ.
Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM có biên soạn “Chế độ ăn cho bệnh tăng huyết áp” đăng trong cuốn “Hướng dẫn xây dựng chế độ ăn bệnh viện”. Chúng ta (bệnh nhân và người nhà) có thể tham khảo và áp dụng trong ăn uống, chế biến thực phẩm hàng ngày, hầu có thể kiểm soát tốt huyết áp.
Chế độ ăn của người tăng huyết áp với mục tiêu điều trị là cung cấp đủ nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết và hỗ trợ kiểm soát huyết áp về mức tối ưu, kiểm soát mỡ máu, kiểm soát cân nặng, phòng ngừa biến chứng.
Với mong muốn cho người bệnh giữ được cân nặng 55kg, không có các biến chứng hoặc bệnh lý kèm theo.
Việc thay đổi chế độ dinh dưỡng làm sao để cung cấp đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết, giảm natri trong khẩu phần, cung cấp đủ nhu cầu kali, calci, giảm cholesterol trong khẩu phần.
Với những người tăng huyết áp, yêu cầu dinh dưỡng như sau:
Năng lượng: Trung bình 1.800kcal/ngày.
* Protein: 58 – 90g.
- 13 – 20% tổng năng lượng.
- Hạn chế các loại thịt đỏ, phủ tạng.
- Ưu tiên chọn cá và các loại đạm thực vật như đậu nành, nấm, các loại đậu, đỗ.
* Lipid: 30 – 40g
- 15 – 20% tổng năng lượng.
- Acid béo no chiếm 1/3, acid béo chưa no nối đôi chiếm 1/3, acid béo chưa no nhiều nối đôi chiếm 1/3 tổng số lipid.
* Cholesterol <>
- Không nên dùng bơ, phô mát, các loại chất béo dạng trans, dầu dừa, dầu cọ vì chứa nhiều acid béo no.
- Nên dùng dầu đậu nành, dầu mè, dầu hạt cải… vì chứa nhiều acid béo không no.
* Carbohydrate: 270 – 300g
- 60 – 65% tổng năng lượng.
- Ưu tiên sử dụng các loại carbohydrate phức hợp như cơm, mì sợi, khoai, bắp…
* Natri: <>
* Kali: 4.000 – 5.000mg
* Rau và trái cây:
- Rau: 300 – 400g/ngày
- Trái cây: 100 – 200g/ngày
* Chất xơ: 20 – 25g/ngày
* Nước: 2 - 2,5l/ngày
Số bữa ăn trong ngày: 4 bữa.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!