Chuyên gia khẩn thiết cảnh báo bố mẹ Việt về video độc xúi trẻ tự sát lan tràn trên mạng

Làm mẹ - 11/24/2024

Khác với người lớn trẻ nhỏ không thể chọn lọc được những thông tin mình xem và có tính bắt chước, học theo. Trẻ nhỏ có niềm tin vào những gì đăng tải trên mạng.

Chuyên gia khẩn thiết cảnh báo bố mẹ Việt về video độc xúi trẻ tự sát lan tràn trên mạng

Thử thách xúi trẻ tự sát

Thời gian gần đây, hàng loạt trẻ em bị trên thế giới bị cuốn vào trào lưu thử thách Momo cực kỳ nguy hiểm tới tính mạng. Thửa thách Momo được một nhân vật kinh dị đưa ra mệnh lệnh cho những đứa trẻ tự làm hại bản, bạo lực gia đình, bạo lực bằng súng đạn, tình dục…

Nếu như trẻ nhỏ không tuân theo mệnh lệch của nhân vật này sẽ bị dọa bị giết. Mới đây, hãng truyền thông Anh đã đăng thông tin một bé gái đã tự tay cắt trụi mái tóc dài của mình từ mệnh lệnh, thử thách của nhân vật hư cấu kinh dị Momo.

Điều đáng nói thử thách Momo xuất hiện trên trong những video Youtube Kids, gắn vào những bộ phim hoạt hình mà trẻ hay xem như chú lợn Peppa. Thử thách Momo khiến nhiều người nghĩ đó là phiên bản khác của thử thách Cá voi xanh, bắt nguồn từ Nga khiến hàng chục đứa trẻ tự tử.

Chuyên gia khẩn thiết cảnh báo bố mẹ Việt về video độc xúi trẻ tự sát lan tràn trên mạng

Thử thách Momo xúi trẻ tự sát.

Mặc dù trào lưu thử thách Momo chưa xuất hiện tại Việt Nam nhưng đây cũng là một lời nhắc nhở với các bậc cha mẹ về việc quả lý và chọn lọc các video trên mạng cho con xem. Vì theo phân tích của các chuyên gia trẻ nhỏ bị tập nhiễm rất nhanh và có thể nguy hiểm tới tính mạng.

GS.TS Cao Tiến Đức, Chủ nhiệm bộ môn Tâm thần và Tâm lý y học, khoa Tâm thần, Bệnh viện 103 (Hà Nội) cho biết, khác với người lớn trẻ nhỏ không thể chọn lọc được những thông tin mình xem và có tính bắt chước, học theo. Trẻ nhỏ có niềm tin vào những gì đăng tải trên mạng.

Do đó, trẻ sẽ không phân biệt được những thông tin trong video là đúng hay sai, có nguy hiểm hay không. Vì năng lực và khả năng của trẻ không đủ để xem xét, phân tích đánh giá về điều đó.

Với những thử thách tự sát của Momo GS. Đức cho rằng trẻ tiếp cận sẽ ảnh hưởng. Đặc biệt là những trẻ thiếu thốn tình cảm của bố mẹ, cô đơn, không giao lưu… Thậm chí ngay cả trẻ sống trong môi trường và nhận thức bình thường cũng dễ bị ảnh hưởng và làm theo thách thức này.

Do khi tiếp cận với thông tin tiêu cực trẻ chưa biết phân biệt nguy hiểm hay không và sẽ thực hiện theo những thử thách mà nhân vật đưa ra. Nguy hiểm hơn, trẻ có thể rủ thêm cả bạn bè thực hiện tự sát tập thể.

Cũng theo vị giáo sư này, rõ ràng những video clip độc hại trên là nhắm tới trẻ nhỏ. GS. Đức khuyến cáo cha mẹ, không chỉ riêng với thử thách Momo mà trên mạng còn rất nhiều video độc hại khác bố mẹ cần giúp con nhận thức đúng về những thông tin clip có lợi hay có hại.

Trẻ nhỏ như tờ giấy trắng vì vậy nên dạy trẻ con biết chọn những gì có lợi cho mình và biết phớt lờ những thông tin ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần.

Cha mẹ phải làm gì

Còn theo phân tích của BSCK I Lê Đào Nghĩa, Phó Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương thử thách Momo cực kỳ nguy hiểm với trẻ nhỏ. Vì trẻ nhỏ chưa có nhận thức hoàn thiện, chưa hiểu về cái chết. Nhiều trẻ nghĩ chết rồi sẽ được hồi sinh như trong chuyện cổ tích, siêu anh hùng và cứ thể làm theo.

Bác sĩ Nghĩa cũng cho biết thêm, do trẻ nhỏ có xu hướng bắt chước rất nhanh vì vậy cha mẹ cần phải kiểm soát được nội dung trẻ xem trên mạng. Cần hướng dẫn trẻ tránh xa các hình ảnh, clip có nội dung bạo lực, không mang tính giáo dục.

Thực tế, cha mẹ không thể cấm trẻ xem các video trên mạng, nhưng có thể hướng dẫn trẻ đi đúng đường. Cha mẹ nên dành nhiều thời gian chơi với con, hạn chế dùng điện thoại vào mạng trước mặt con.

Nhà trường cũng nên kết hợp với gia đình, giáo dục, tuyên truyền cho trẻ dần hiểu và hình thành ý thức, biết chọn lọc thông tin.

Trước đó, vào năm ngoái thửa thách Momo đã khiến cho một bé gái 12 tuổi và một cậu bé 16 tuổi được cho là đã tự sát sau khi chơi trò chơi Momo trên WhatsApp ở Colombia. Hình ảnh Momo ban đầu là một tác phẩm điêu khắc được tạo ra bởi một công ty hiệu ứng đặc biệt của Nhật Bản và được trưng bày trong một bảo tàng ở Tokyo vào năm 2016.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!