Chuyên gia lý giải vì sao tật khúc xạ ngày càng gia tăng?

Thời sự - 04/28/2024

Đã nhiều năm nay, cứ đến đầu kỳ nghỉ hè là trẻ em đến các bệnh viện chuyên khoa mắt khám tật khúc xạ lại tăng đột biến. Hầu hết các em được các thầy cô giáo phát hiện thị lực kém, cúi sát vào sách vở hoặc không nhìn rõ chữ viết trên bảng nên thông báo với gia đình.

Tình trạng trẻ em bị tật khúc xạ đang gia tăng nhanh chóng. Theo ước tính, nước ta có ít nhất 5 triệu trẻ em dưới 16 tuổi đang phải đeo kính. Dự báo đến năm 2050, Việt Nam cũng như nhiều nước Đông Á, có tỷ lệ người mắc tật khúc xạ chiếm tới 52% dân số.

Nhiều người vẫn chủ quan khi mắc tật khúc xạ

Nhận được thông báo từ nhà trường, ngay đầu kỳ nghỉ hè năm nay, anh Nguyễn Trần Tú ở Thọ Sơn-Vietj Trì- Phú Thọ đưa con trai 7 tuổi đi khám mắt và kết quả là cậu con trai bị cận thị tương đối nặng. Bác sĩ chỉ định cắt kính cho cháu rồi 6 tháng sau khám lại

Tuy chưa có nghiên cứu cấp quốc gia nhưng kết quả điều tra quy mô cấp tỉnh, thành phố cho thấy, trung bình tỷ lệ người mắc tật khúc xạ chiếm khoảng từ 30% đến 40% dân số, tương đương với gần 30 triệu người đến khoảng 40 triệu người.

Đối với trẻ em (từ 6-15 tuổi), tỉ lệ bị tật khúc xạ là 25- 40% đối với thành thị và 10-15% ở nông thôn.

Các chuyên gia cho biết ở người trẻ có 3 tật khúc xạ: cận thị, viễn thị, loạn thị; trong đó tật khúc xạ cận thị phổ biến nhất, thường gặp ở độ tuổi học đường, thường xảy ra ở những đối tượng trẻ như học sinh, sinh viên… nhưng lại không được quan tâm đúng mực, nhiều người chủ quan, không đi khám để được phát hiện và điều trị sớm.

Nhiều chuyên gia cho rằng, tỷ lệ người bị tật khúc xạ ngày càng gia tăng có liên quan đến yếu tố dinh dưỡng, bữa ăn thiếu vitamin A và môi trường ánh sáng chưa phù hợp.

Chuyên gia lý giải vì sao tật khúc xạ ngày càng gia tăng?

ThS.BS Nguyễn Văn Sanh thăm khám lại cho bệnh nhân mổ cận thị bằng phương pháp can thiệp kính nội nhãn như Phakic ICL

TS Nguyễn Thị Thu Hiền, Trưởng khoa Khúc xạ, Bệnh viện Mắt Trung ương cho rằng, không gian sống ngày càng chật hẹp và việc thường xuyên phải nhìn gần là yếu tố quan trọng gây cận thị.

Các cháu nhỏ ở nông thôn, không gian chơi rất rộng, được thỏa mái khi đi ra ngoài sân, vườn. Còn trẻ em ở thành phố thì không gian rất chật hẹp, thậm chí xung quanh nhà không có khu vui chơi và không dám ra ngoài đường vì sợ nguy hiểm đến tính mạng.

Chính vì thế trẻ em thành thị chỉ ngồi trong 4 bức tường, ngồi lì trong nhà xem tivi, điện thoại, đọc truyện, chơi game… Có những cháu ít xem ti vi, điện thoại nhưng lại cháu chơi le-go nhiều, mà chơi lego cũng là thường xuyên nhìn gần

Ngoài ra, thói quen nhìn gần trong một không gian chật hẹp đang khiến tật cận thị gia tăng.

Về vấn đề này, ThS.BS Nguyễn Văn Sanh cho hay, cận thị như một sự thích nghi bắt buộc trong cuộc sống hiện đại. Nếu bố mẹ suốt ngày làm việc trong môi trường nhìn gần thì tự thế hệ sau cũng mặc định mình cũng sẽ làm việc trong môi trường gần. Vì vậy trẻ em mới sinh ra đã có yếu tố cận thị rồi.

Có thể mổ mắt chữa cận thị khi được chẩn đoán giác mạc mỏng không?

Các chuyên gia cho hay, nếu mức độ cận thị gia tăng nhanh, trẻ em sẽ bị chuyển sang giai đoạn cận thị bệnh lý, với trục nhãn cầu dài ra, có thể gây những biến chứng như thoái hóa võng mạc, thoái hóa hoàng điểm, biến chứng gờ-lô-côm, thậm chí bong, rách võng mạc và có thể bị mù lòa. Đó là chưa kể những bất lợi trong cuộc sống do cận thị gây ra.

Có rất nhiều phương pháp để điều trị tật khúc xạ. Hiện có các phương pháp mổ cận phổ biến là phương pháp can thiệp độ cong giác mạc gồm Smile, Lasik, SmartSurFace... hoặc phương pháp can thiệp kính nội nhãn như Phakic ICL.

Các phương pháp này đều cải thiện thị lực, người bệnh cần kiểm tra mắt để lựa chọn phương pháp phù hợp. Tuy nhiên, do bác sĩ chẩn đoán bạn có giác mạc mỏng thì nên sử dụng kỹ thuật Phakic ICL. Đây là phương pháp phẫu thuật đưa một thấu kính rất mỏng, nhỏ vào bên trong mắt của người có tật khúc xạ (cận, viễn, loạn thị) qua một đường mổ rất nhỏ khoảng 2,2-2,8 ly, phẫu thuật nhanh khoảng 5 phút, không đau, không chảy máu, chỉ cần thuốc rỏ gây tê tề mặt.

Vì không can thiệp trên độ cong giác mạc (bào mỏng lớp giác mạc) như các phương pháp Lasik, SmartSurface, Smile... nên sẽ ít gây chói, lóa sau mổ, không khô mắt, thị lực hồi phục nhanh.

Thấu kính ICL thế hệ mới được làm bằng vật liệu sinh học Collagen tinh khiết với đặc tính sinh học cao không bị lắng đọng cặn tế bào, không gây phản ứng đào thải bởi hệ miễn dịch của cơ thể. Với các thiết kế được cải tiến đặc biệt về thủy động học làm cho kính cố định tốt trong mắt, không gây tăng nhãn áp, không gây đục thủy tinh thể, không làm tổn hại tế bào nội mô.

Điểm đặc biệt nữa của thấu kính này là hoàn toàn có thể sửa chữa, thay kính mới khi cần nâng cấp nếu muốn. Ngày nay chỉ định phẫu thuật đã được mở rộng rất nhiều dựa trên các ưu điểm và kết quả ưu việt của thấu kính thế hệ mới, hoàn toàn đáp ứng được sự kỳ vọng được cho là cao nhất của người được đặt kính (điều mà các phẫu thuật viên vốn sợ trong các phẫu thuật thường gặp).

Kỹ thuật này thích hợp với những bệnh nhân từ 21 tuổi chưa có dấu hiệu của đục thủy tinh thể mà không muốn dùng kính gọng; độ cận ổn định 1 năm; độ cận từ - 0,5 D đến – 20 D, độ loạn từ 0,5 D đến 6 D, độ viễn từ + 0,5 D đến + 10 D; không mắc các bệnh toàn thân cấp tính…

'Càng ngày phương pháp mổ chữa cận thị càng hiện đại. Hiện tại trước lứa tuổi được chỉ định phẫu thuật thì phải đeo kính. Trên 18 tuổi có thể có những chỉ định về phẫu thuật khúc xạ. Nếu có điều kiện thì chọn phương pháp Phakic ICL, khắc định được hầu hết những nhược điểm của các phương pháp khác, gần như không có khô mắt, không làm thay đổi độ cong của giác mạc…' - BS Nguyễn Văn Sanh nói

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!