Có cần phun nhiều thuốc khử trùng phòng Covid-19 không?

Thời sự - 05/06/2024

Dịch Covid - 19 (nCoV) chưa có dấu hiệu dừng lại, nhiều nơi, từ người dân cho tới các tổ chức, cơ quan đua nhau phun thuốc khử trùng nhằm tiêu diệt virus corona. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, không phải 'phun bừa' là được.

Có cần phun nhiều thuốc khử trùng phòng Covid-19 không?

Có cần phun hóa chất không?

Đua nhau phun khử trùng

Gia đình chị Nguyễn Thị Hạnh – Hà Đông, Hà Nội mua 1 kg CloraminB với giá 470 nghìn đồng của một cửa hàng bán đồ Nhật về phun tổng vệ sinh cả gia đình. Tuy nhiên, khi phun khử trùng xong, chị cảm giác bị say và người mệt mỏi.

Từ ra Tết, nhiều trường học ở Hà Nội tập trung phun thuốc khử trùng, vệ sinh phòng học ngừa virus Corona. Chị Nguyễn Phương Thanh – chủ cơ sở mầm non tại Hà Đông, Hà Nội cho biết cơ sở của chị đã phun khử trùng lần thứ 2. Trước đó vào ngày 1/2 và đến ngày 13/2 chị lại tổng vệ sinh thêm lần nữa để chuẩn bị nếu có cho trẻ tới học.

Đặc biệt, ngày 14/2, các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tiến hành phun thuốc khử khuẩn lần thứ ba, kết hợp dọn dẹp, tổng vệ sinh toàn diện cơ sở vật chất trường lớp, sẵn sàng cho việc tiếp nhận học sinh trở lại lớp khi có quyết định của cấp có thẩm quyền. Đợt vệ sinh, khử khuẩn này sẽ hoàn thành trong ngày 16/2.

Có cần không?

Theo Bác sĩ Trương Hữu Khanh – khoa Nhiễm, bệnh viện Nhi đồng 1, việc phun khử khuẩn phòng dịch ở các khu vực ngoại cảnh, trường học, đường phố là không cần thiết gây lãng phí và hiện nay không có bằng chứng nào cho thấy có giá trị phòng ngừa, nhưng tác hại thì có thể hóa chất ảnh hưởng tới sức khỏe, môi trường.

Bác sĩ Khanh cho rằng không cần phải phun hóa chất khử khuẩn thậm chí tới lần thứ 2, thứ 3 vì ở lớp học học sinh nghỉ thì không có nguồn lây bệnh và không có tác dụng. Hơn nữa, các hóa chất này không có tác dụng khử khuẩn lâu dài.

Theo bác sĩ Khanh không nên lệ thuộc vào phun hóa chất quá nhiều mà quên đi việc làu chùi. Lau chùi mới sạch và chỉ phun ở những khu vực góc, cạnh không thể lau được. Ngoài ra, cần chuẩn bị kỹ dụng cụ vệ sinh phòng dịch như đeo khẩu trang, vệ sinh tay. Nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn.

Bác sĩ Khanh cho biết ngay cả trong bệnh viện, các quy định cũng chỉ dừng lại ở phun khử trùng phòng bệnh có nguồn lây và không phun ở các khu vực ngoại cảnh, khu phòng khám hay khu phòng làm việc, điều này không cần thiết.

Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, đến 7h ngày 15/02/2020, tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp do COVID-19 (nCoV) trên thế giới có 66.887 trường hợp mắc, trong đó tại Trung Quốc đại lục 66.279 trường hợp. Tổng số trường hợp tử vong 1.523 và chỉ có 3 ca ngoài Trung Quốc đó là ở Nhật Bản, Philippiness, Hong Kong.

Hiện nay, ngoài Trung Quốc đã ghi nhận các trường hợp bệnh tại 28 nước, vùng lãnh thổ trên thế giới, ảnh hưởng lớn đến an sinh xã hội của nhiều quốc gia. Ngày 12/2/2020, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chính thức đặt tên cho bệnh này là COVID-19.

Để đảm bảo việc phòng chống dịch bệnh COVID-19, Bộ Y tế đã chỉ đạo thực hiện tổng thể các biện pháp, trong đó biện pháp cách ly y tế trong vòng 14 ngày là đặc biệt quan trọng đối với những người có tiếp xúc gần với trường hợp mắc bệnh, trường hợp nghi ngờ, các trường hợp về từ vùng có dịch.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!