Có dấu hiệu bất thường ở cột sống, coi chừng loãng xương

Cần biết - 05/05/2024

Ở người cao tuổi chỉ những sơ ý bị ngã nhẹ cũng dễ bị gãy xương tay chân do loãng xương.

Loãng xương là tình trạng giảm khối lượng xương và tổn thương cấu trúc của mô xương khiến xương giảm độ cứng chắc và gây nguy cơ gãy. Vị trí xương hay gãy là cột sống, cổ xương đùi và đầu dưới xương quay.

Bệnh loãng xương sẽ dễ xảy ra hơn ở người trên 50 tuổi, người có tiền sử gia đình bị loãng xương; người có thể trạng gầy, thấp, nhẹ cân, ít vận động, hút thuốc nhiều, uống rượu nhiều, ít ra nắng. Bệnh loãng xương cũng xảy ra ở người có chế độ ăn không đủ chất, thiếu canxi, thiếu vitamin D, C, thiếu khoáng chất.

Loãng xương còn có thể xuất hiện như hậu quả của các bệnh tuyến giáp trạng, tuyến thượng thận, dị ứng nặng.

Biểu hiện của bệnh loãng xương:

Đau xương

Người bị bệnh loãng xương thường đau ở vùng xương chịu gánh nặng của cơ thể như cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối, đau nhiều lần nếu là sau chấn thương, đau âm ỉ nếu là tự phát. Cơn đau sẽ tăng lên khi vận động, đi lại, đứng ngồi lâu và sẽ thuyên giảm khi nằm nghỉ.

Có dấu hiệu bất thường ở cột sống, coi chừng loãng xương

Bệnh loãng xương là một trong những bệnh âm thầm và nguy hiểm thường gặp nhất ở người trên 50 tuổi (ảnh minh họa: Internet)

Đau cột sống

Đau thắt ngang cột sống hay đau lan sang một hoặc hai bên mạn sườn do kích thích các rễ thần kinh liên sườn, đau dọc theo các dây thần kinh liên sườn,… có thể là những biểu hiện của bệnh loãng xương.

Đau cột sống thường kèm theo co cứng các cơ dọc cột sống gây đau, giật cơ khi thay đổi tư thế, có tiếng kêu rắc kèm theo đau khi vận động. Lúc nằm người bệnh thường cảm thấy dễ chịu hơn.

Cột sống biến dạng

Biến dạng cột sống thường thấy lưng còng, sụp cột sống, vẹo cột sống.

Biến dạng cột sống thường thấy lưng còng, sụp cột sống, vẹo cột sống. Chiều cao giảm dần theo tuổi, khoảng trên 12cm.

Ở người cao tuổi chỉ những sơ ý bị ngã nhẹ cũng dễ bị gãy xương tay chân do loãng xương.

Bệnh loãng xương ở người cao tuổi (Video: hanoitv.vn)

Các cơ cạnh cột sống co cứng

Bệnh nhân khó thực hiện các động tác như cúi, ngửa, nghiêng người, quay người, cột sống như cứng đờ.

Do không thể cử động và xoay trở do đau, nhiều người bệnh bị viêm phổi, nhiễm trùng đường tiểu, thậm chí còn bị loét, từ đó dẫn đến tử vong hoặc tàn phế vĩnh viễn.

Phòng và chữa trị loãng xương

Để phòng bệnh loãng xương, chúng ta nên đảm bảo cung cấp canxi và vitamin D mỗi ngày. Nên tập thể dục thường xuyên, phơi nắng sáng để tăng chuyển hoá tiền chất vitamin D thành canxi xương, tránh hút thuốc lá, nhiều rượu; tránh nguy cơ té ngã.

Bổ sung các thực phẩm giàu canxi như hải sản, rau bó xôi, mè, sữa… Chúng ta cũng có thể uống bổ sung canxi cho xương chắc khỏe.

Cần tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn như đi bộ, tập hít thở, tập vận động các khớp xương. Những người đã bị loãng xương không nên làm các động tác mạnh, gấp gáp và tránh ngã, vấp.

>>Xem thêm: Người loãng xương không nên ăn ớt chuông, cà chua, nấm

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!